Những tháng đầu năm 2019, Việt Nam tăng mạnh nhập khẩu dược phẩm từ thị trường Nga, tuy kim ngạch chỉ đạt 1,7 triệu USD, nhưng so với cùng kỳ tăng gấp 7,3 lần.
Theo số liệu thống kê sơ bộ từ TCHQ, tháng 2/2019 kim ngạch nhập khẩu dược phẩm giảm 32,6% so với tháng 1/2019, tính chung 2 tháng năm 2019 chỉ đạt 445,2 triệu USD, tăng 18,8% so với cùng kỳ 2018.
Ước tính sang tháng 3/2019, kim ngạch đạt 250 triệu USD, tăng 39,5% so với tháng 2/2019 và tăng 9,7% so với tháng 3/2018. Nâng kim ngạch nhập khẩu dược phẩm 3 tháng đầu năm 2019 lên 695 triệu USD, tăng 15,3% so với cùng kỳ năm trước, số liệu ước tính từ Cục XNK (Bộ Công Thương).
Trong hai tháng đầu năm 2019, đa phần thị trường cung cấp dược phẩm cho Việt Nam là các quốc gia châu Âu. Trong đó, Pháp và Đức là hai thị trường lớn nhất với kim ngạch lần lượt đạt 54,95 triệu USD và 44,55 triệu USD, chiếm hơn 22,3% tỷ trọng, đều tăng tương ứng 38,85% và 26,72% so với cùng kỳ 2018, mặc dù trong tháng 2/2019 kim ngạch nhập khẩu dược phẩm từ hai thị trường này đều sụt giảm 33,48% và 18,13%.
Đối với thị trường Nga, tuy kim ngạch chỉ đạt 1,7 triệu USD, nhưng so với cùng kỳ tăng vượt trội, gấp 7,3 lần (tức tăng 632,69%), riêng tháng 2/2019 nhập khẩu từ thị trường Nga đạt 1,1 triệu USD, nhưng tăng gấp 2,3 lần (tức tăng 135,6%) so với tháng 1/2019.
Ngoài thị trường Nga, thì hai tháng đầu năm 2019 Việt Nam cũng tăng mạnh nhập khẩu dược phẩm từ thị trường Đài Loan, gấp 5,1 lần (tức tăng 408,44%); Achentina gấp tới 4 lần (tức tăng 296,13%); nhập khẩu từ Mỹ, Bỉ, Pakistan và Singapore đều tăng gấp 2 lần so với cùng kỳ.
Dẫn nguồn tin từ VnExpress, nhập khẩu dược phẩm liên tục tăng mạnh do Việt Nam chưa đủ tiềm lực tự phát minh thuốc mới. Theo báo cáo của hãng nghiên cứu thị trường Business Monitor International, việc không đủ tiềm lực tự phát minh thuốc mới và chỉ một số ít doanh nghiệp có công nghệ tiếp cận với các tiêu chuẩn cao EU - GMP hay PIC/S là nguyên nhân chính khiến kim ngạch nhập khẩu dược phẩm liên tục tăng mạnh trong những năm gần đây. Gần 55% nhu cầu dược phẩm trong nước phải đáp ứng bằng nguồn nhập khẩu, trong đó phải kể đến một lượng lớn là các loại biệt dược - thuốc có bản quyền phát minh (patent drug), với giá thành đắt đỏ do không thể sản xuất trong nước.
Hiện, thị trường dược phẩm Việt Nam ước tính đạt 5,2 tỷ USD. Tính bình quân trong năm 2017, mỗi người Việt chi khoảng 56 USD (tương đương 1,3 triệu đồng) cho tiền thuốc. Dự báo tốc độ tăng trưởng bình quân của ngành dược Việt Nam giai đoạn 2015 - 2018 đạt khoảng 16% mỗi năm, doanh số toàn thị trường sẽ tiệm cận mức 10 tỷ USD và chi tiêu cho thuốc theo đầu người sẽ tăng lên gấp đôi.
Thị trường nhập khẩu dược phẩm 2 tháng năm 2019
Thị trường
|
T2/2019 (USD)
|
+/- so với T1/2019 (%)*
|
2T/2019 (USD)
|
+/- so với cùng kỳ 2018 (%)*
|
Pháp
|
21.951.173
|
-33,48
|
54.952.902
|
38,85
|
Đức
|
20.054.954
|
-18,13
|
44.551.274
|
26,72
|
Ấn Độ
|
14.750.452
|
-33,74
|
37.022.323
|
14,77
|
Mỹ
|
19.098.758
|
26,69
|
34.174.355
|
182,61
|
Thụy Sỹ
|
6.320.511
|
-68,58
|
26.437.091
|
21,75
|
Hàn Quốc
|
10.361.537
|
-16,39
|
22.753.953
|
2,69
|
Anh
|
3.551.610
|
-76,23
|
18.493.268
|
-26,82
|
Ireland
|
3.719.811
|
-74,76
|
18.455.353
|
88,91
|
Italy
|
8.063.744
|
-20,78
|
18.243.062
|
-25,88
|
Thái Lan
|
7.738.904
|
5,24
|
15.092.260
|
46,13
|
Bỉ
|
8.360.617
|
45,64
|
14.101.319
|
119,65
|
Tây Ban Nha
|
3.719.457
|
-48,09
|
10.883.992
|
-16,08
|
Áo
|
4.502.065
|
-17,85
|
9.982.415
|
45,87
|
Thụy Điển
|
6.340.385
|
89,85
|
9.680.023
|
39,28
|
Nhật Bản
|
3.036.765
|
-45,13
|
8.571.619
|
-25,65
|
Hà Lan
|
2.266.318
|
-62,19
|
8.259.569
|
115,2
|
Ba Lan
|
1.952.703
|
-66,39
|
7.761.807
|
46,54
|
Australia
|
3.973.087
|
42,38
|
6.763.527
|
39,92
|
Trung Quốc
|
1.141.648
|
-73,34
|
5.424.405
|
6,69
|
Indonesia
|
1.643.311
|
-51,21
|
5.011.438
|
14,85
|
Đan Mạch
|
1.478.076
|
-54,88
|
4.753.881
|
-15,69
|
Đài Loan
|
1.648.570
|
-30,43
|
4.018.211
|
408,44
|
Achentina
|
|
-100
|
3.168.222
|
296,13
|
Pakistan
|
798.288
|
-59,9
|
2.788.846
|
100,56
|
Thổ Nhĩ Kỳ
|
947.528
|
-44,63
|
2.658.716
|
|