Hai tháng đầu năm 2020, kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng dược phẩm vào Việt Nam đạt 460,46 triệu USD, tăng nhẹ 3,4%.
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, nhập khẩu dược phẩm tháng 2/2020 tăng 26,5% so với tháng 1/2019, đạt 267,38 triệu USD; so với tháng 2/2019 cũng tăng 49,2%.
Tính chung trong cả 2 tháng đầu năm 2020, kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng dược phẩm vào Việt Nam đạt 460,46 triệu USD, tăng nhẹ 3,4% so với 2 tháng đầu năm 2019.
Pháp, Đức, Mỹ, Ân Độ là các thị trường lớn cung cấp dược phẩm cho Việt Nam; trong đó nhập khẩu nhiều nhất từ thị trường Pháp, với 59,74 triệu USD, chiếm 13% trong tổng kim ngạch nhập khẩu dược phẩm của cả nước, tăng 8,7% so với cùng kỳ năm 2019. Đức là thị trường lớn thứ 2 cung cấp dược phẩm cho Việt Nam tăng 25,5%, đạt 55,93triệu USD, chiếm 12,2% trong tổng kim ngạch. Nhập khẩu từ thị trường Mỹ tăng mạnh 39,8%, đạt 47,77 triệu USD, chiếm 10,4%.
Nhìn chung nhập khẩu dược phẩm từ đa số các thị trường trong 2 tháng đầu năm nay sụt giảm kim ngạch so với cùng kỳ năm 2019, trong đó nhập khẩu giảm mạnh ở các thị trường như: Thụy Sỹ giảm 64,2%, đạt 9,47 triệu USD; Hungary giảm 61,5%, đạt 1 triệu USD; Hà Lan giảm 51,2%, đạt 4,03 triệu USD
Ngược lại, nhập khẩu từ thị trường Malaysia mặc dù rất ít, chỉ 1,27 triệu USD, nhưng so với cùng kỳ năm 2019 thì tăng rất mạnh 676%; nhập khẩu từ Italia cũng tăng mạnh 72,6%, đạt 31,49 triệu USD; Bỉ tăng 68,4%, đạt 23,75 triệu USD.
Theo baodautu, tính toán về nguồn cung hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu cầu của người dân, uớc tính năm 2020, trị giá thuốc sản xuất trong nước ước đạt 2,9 tỷ USD, trị giá thuốc nhập khẩu ước đạt 4,35 tỷ USD (trong đó, thuốc thành phẩm nhập khẩu ước đạt 3,5 tỷ USD, nguyên liệu nhập khẩu làm thuốc ước đạt 850 triệu USD), xuất khẩu thuốc ước đạt 165 triệu USD.
Kế hoạch nguồn cung sản xuất và nhập khẩu thuốc đáp ứng đủ nhu cầu thuốc năm 2020 ước khoảng 6,235 tỷ USD. Như vậy, nguồn cung các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, cụ thể với mặt hàng thuốc chữa bệnh, các loại dược phẩm chăm sóc sức khỏe hoàn toàn đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng của người dân.
2 tháng đầu năm 2020, bất chấp những khó khăn mà dịch Covid-19 đã làm ảnh hưởng đến giao thương xuất nhập khẩu của nhiều ngành hàng lớn, nhưng dược phẩm vẫn là ngành có tốc độ nhập khẩu tăng so với cùng kỳ.
Nhu cầu chăm sóc sức khỏe và khám chữa bệnh ngày càng cao được cho là yếu tố thúc đẩy tăng trưởng cho các doanh nghiệp cung cấp các dịch vụ về sức khỏe và cả các doanh nghiệp nhập khẩu, phân phối, bán lẻ trong ngành kinh doanh đặc thù này.
Tổ chức nghiên cứu thị trường Business Monitor International (BMI) dự báo, mức tăng trưởng bình quân thị trường dược phẩm Việt Nam giai đoạn 2019 - 2022 là 10,6%/năm, và có thể đạt mức 16,1 tỷ USD cho tới năm 2026. Năm 2019, BMI cho rằng, quy mô thị trường đã cán mốc 6,5 tỷ USD.
Nhập khẩu dược phẩm 2 tháng đầu năm 2020
(Tính toán theo số liệu công bố ngày 12/3/2020 của TCHQ)
ĐVT: USD
Thị trường
|
Tháng 2/2020
|
So với tháng 1/2020 (%)
|
2 tháng đầu năm 2020
|
So với cùng kỳ năm 2020 (%)
|
Tỷ trọng (%)
|
Tổng kim ngạch NK
|
267.377.070
|
26,49
|
460.455.874
|
3,42
|
100
|
Pháp
|
38.466.407
|
80,83
|
59.738.594
|
8,71
|
12,97
|
Đức
|
35.389.453
|
67,53
|
55.926.856
|
25,53
|
12,15
|
Hoa Kỳ
|
22.198.766
|
-48,33
|
47.768.503
|
39,78
|
10,37
|
Ấn Độ
|
24.762.083
|
63,08
|
39.945.657
|
7,9
|
8,68
|
Italy
|
14.124.656
|
-18,68
|
31.493.399
|
72,63
|
6,84
|
Hàn Quốc
|
14.314.763
|
32,62
|
25.108.871
|
10,35
|
5,45
|
Bỉ
|
18.430.513
|
246,72
|
23.746.125
|
68,4
|
5,16
|
ĐÔNG NAM Á
|
9.056.486
|
-10,26
|
19.148.356
|
-15,12
|
4,16
|
Tây Ban Nha
|
8.846.622
|
31,77
|
15.560.487
|
42,97
|
3,38
|
Ireland
|
12.466.753
|
461,68
|
14.686.284
|
-20,42
|
3,19
|
Anh
|
6.809.768
|
4,01
|
13.356.977
|
-27,77
|
2,9
|
Thụy Điển
|
6.141.195
|
10,54
|
11.696.862
|
20,84
|
2,54
|
Thái Lan
|
5.692.613
|
47,3
|
9.557.149
|
-36,68
|
2,08
|
Thụy Sỹ
|
7.006.261
|
156,37
|
|