Theo báo cáo Nielsen năm ngoái, vấn đề sức khỏe luôn là quan tâm hàng đầu của người tiêu dùng Việt Nam. Dân số đang bước vào trong giai đoạn già hóa nhanh chóng với tổng dân số có độ tuổi trên 65 chiếm 6,5% năm 2017 và dự kiến sẽ đạt mức 21% năm 2050.
Với mức độ già hoá dân số tăng lên nhanh chóng cùng với áp lực làm việc ngày càng tăng cao trong nền công nghiệp hoá cũng làm tăng lên nhu cầu chăm sóc sức khỏe của người dân Việt Nam. Bên cạnh đó, xu hướng tăng lên của thu nhập bình quân đầu người và trình độ giáo dục trong khi môi trường sống ngày càng xuống cấp với tình trạng ô nhiễm môi trường cùng với các nguồn tin về an toàn vệ sinh thực phẩm, nguồn cung cấp nguyên dược liệu trong và ngoài nước đã tác động mạnh mẽ vào nhận thức và mức độ chi trả cho dịch vụ y tế của người dân.
Theo thống kê của Cục Quản lý dược Việt Nam, doanh số ngành dược phẩm sẽ tiếp tục phát triển nhanh vào hai năm tới và đạt doanh thu dự kiến 7,7 tỷ USD vào năm 2021. Hầu hết các chuyên gia khẳng định rằng tốc độ tăng trưởng của ngành dược phẩm năm 2019 cũng sẽ tăng mạnh 10% cho thấy sự tự tin vào khả năng doanh thu và tăng trưởng của các tập đoàn dược phẩm hàng đầu Việt Nam. Tuy nhiên tính đến quý 1 năm 2018, tổng doanh thu của các tập đoàn dược phẩm như Dược Hậu Giang (DHG) hay công ty xuất nhập khẩu y tế Domesco (DMC) cũng chỉ hoàn thành được một nửa so với dự kiến ban đầu. Lý do chính tác động vào nguồn doanh thu của các công ty dược vì chi phí bán hàng và chi phí quảng cáo tăng gấp đôi, bên cạnh đó áp lực từ nguồn thuế cho việc nhập khẩu nguyên dược liệu từ phía Trung Quốc cũng ảnh hưởng tiêu cực đến với các tập đoàn dược phẩm toàn Việt Nam. Tuy nhiên theo dự báo của BMI, mức độ chi tiêu của người Việt vào sản phẩm dược vẫn tiếp tục tăng cao 14% mỗi năm, điều này hấp dẫn được sự đầu tư tham gia hỗ trợ từ nhiều tập đoàn trên thế giới như Abbott, Taisho, Adamed Group hay như các ông lớn Vingroup, FPT, Masan Group, Vinamilk, Thế Giới Di Động, Digiworld…
Trong bối cảnh đó, các công ty dược phẩm cần nhìn nhận đúng đắn được hướng đi và phát triển của doanh nghiệp bên cạnh việc duy trì và cải thiện chất lượng sản phẩm như tối ưu hoá được chi phí bán hàng hay chi phí quảng cáo trong năm 2019. Tính đến năm 2018, chỉ có 19.6% các doanh nghiệp được xuất hiện ít nhất 1 lần trên các kênh truyền thông lớn, chủ yếu là các doanh nghiệp được niêm yết trên sàn chứng khoán. Trong đó chỉ có 21.4% doanh nghiệp dược phẩm Việt Nam đạt đến 10% tỷ lệ về an toàn từ người tiêu dùng.
Sự phát triển của công nghệ smartphone và tốc độ cập nhập tin tức trên mạng xã hội cũng như internet làm cho người tiêu dùng trở nên mất kiên nhẫn hơn trong việc tìm hiểu thông tin sản phẩm, bên cạnh đó sự tràn vào không kiểm soát từ các thực phẩm dược phẩm chức năng xách tay với mức giá cạnh tranh làm phá vỡ đi sự cân bằng thị trường ngành dược phẩm trong nước nhiều năm qua. Sự bão hoà của nguồn thông tin và số lượng nhà thuốc bán lẻ mọc lên, tuy nhiên lại không có sự hỗ trợ từ đội ngũ sale và dịch vụ tư vấn làm mất đi tính nhất quán về mặt thông tin cũng như sự tin tưởng trung thành với sản phẩm của người tiêu dùng.
Ngày nay người tiêu dùng đơn giản là tìm mua sản phẩm theo thói quen hay tư vấn 1 chiều từ cửa hàng bán lẻ, nhưng cũng nhanh chóng đổi qua một sản phẩm có chức năng tương tự cho lần sử dụng tiếp theo khi người tiêu dùng bắt gặp hay được tiếp nhận một nguồn thông tin làm thay đổi quan điểm tiêu dùng của họ. Đứng trước sự thay đổi trong thói quen hành vi tiêu dùng trong ngành dược phẩm, nhiều ông lớn dược phẩm đã bắt buộc phải nhìn nhận và thay đổi quan điểm kinh doanh ngành dược xưa giờ là chỉ đầu tư vào chất lượng sản phẩm. Việc đầu tư vào việc tối ưu hoá dữ liệu khách hàng cũng như phân tích và áp dụng chiến lược marketing trong thời đại công nghệ số đã góp phần làm thay đổi diện mạo cho nhiều doanh nghiệp dược phẩm trong và ngoài nước.
Hiện nay trên các sản phẩm bao bì dược phẩm, nhà sản xuất cung cấp một mã QR code riêng biệt cho từng đối tượng sản phẩm cụ thể. QR code được hiển thị như một loại mã ID chuyên biệt, giúp khách hàng có thể scan và kiểm tra được nguồn gốc, mã số thuế, ngày sản xuất, hạn sử dụng cũng như những điều cần chú ý khi sử dụng sản phẩm thông qua app ứng dụng riêng của từng thương hiệu.
Bên cạnh đó khách hàng cũng được gợi ý để đăng ký trở thành khách hàng thường xuyên của công ty và nhận điểm thưởng tích lũy cho mỗi lần mua hàng. Từ thông tin được thu thập từ mã QR code, các công ty dược phẩm đã và đang hoàn thành bước đầu trong việc cá nhân hóa khách hàng của mình, từ đó hiểu được thói quen mua hàng cũng như thực hiện chiến dịch remarketing cho từng đối tượng khách hàng riêng biệt một cách cụ thể và hiệu quả hơn. Khách hàng cũng dễ dàng nhận được thông tin quảng cáo cũng như thay đổi giá sản phẩm, tìm được cửa hàng cung cấp sản phẩm gần mình nhất thông qua app ứng dụng và email cá nhân trên điện thoại của mình.
Bằng việc áp dụng công nghệ tối ưu hoá dữ liệu khách hàng, QR Code giúp các doanh nghiệp dược phẩm giảm bớt được chi phí đầu tư bán hàng cũng như chiến dịch marketing không hiệu quả. Thông tin dữ liệu khách hàng được cập nhập thông qua hệ thống quản lý chung CRM, cung cấp được nguồn thông tin nhất quán cho cả seller, marketing và quản lý doanh nghiệp.
Theo ông Ng. H. Hậu (Co-founder & Business Development Director của TWIN) đã có nhận xét riêng về công nghệ QR code “ Hiện nay một phần ba khách hàng thường tiến đến quyết định mua hàng thông qua hình thức bao bì sản phẩm. Tuy nhiên để thiết kế được một bao bì thật sự hấp dẫn ngày càng trở nên thách thức với doanh nghiệp Việt Nam khi khách hàng trở nên quan tâm đến xu hướng lối sống tối giản trong mọi thứ. Khi đó QR code trở thành một phần giải đáp trong câu hỏi thiết kế bao bì cho doanh nghiệp”. Ngày 28 tháng 3 vừa qua công ty DSquare kết hợp với công ty giải pháp phần mềm TWIN.VN đã tổ chức buổi hội thảo về vấn đề giải pháp “PROSPEX.VN” cho doanh nghiệp trong vấn đề áp dụng hệ thống QR code vào thu thập và phân tích dữ liệu khách hàng.
Việc áp dụng chiến lược tối ưu hoá dữ liệu hoá cá nhân không còn là điều mới mẻ trong doanh nghiệp Việt, tuy nhiên chọn được một phần mềm hiệu quả với doanh nghiệp mình nhằm tiết kiệm được chi phí đầu tư cũng như đạt hiệu quả cao nhất vẫn còn là điều cần cân nhắc bởi chi phí đầu tư vào công nghệ QR code hay CRM không phải là một con nhỏ. Do đó, các doanh nghiệp cần đầu tư phân tích, tìm hiểu một cách nghiêm túc về những thiếu sót cũng như văn hoá kinh doanh của thương hiệu từ đó đưa ra những quyết định chính xác trong tương lai.
Nguồn: 24h.com.vn