Xây dựng xưởng, nhà máy mỹ phẩm là bước khởi đầu vô cùng khó khăn đối với các chủ Doanh nghiệp, Chủ đầu tư khi muốn tham gia vào lĩnh vực sản xuất mỹ phẩm. Nếu không hiểu rõ các tiêu chuẩn, nắm được các điều kiện về sản xuất mỹ phẩm sẽ dẫn đến mơ hồ trong triển khai, mất thời gian, chi phí và không đạt được hiệu quả đầu tư như mong muốn. Vậy cần lưu ý gì khi đầu tư xây dựng xưởng hoặc nhà máy sản xuất mỹ phẩm? Tất cả sẽ được GMPc chỉ rõ qua bài viết dưới đây.
1. Sản xuất Mỹ phẩm là một lĩnh vực sản xuất kinh doanh có điều kiện
Việc đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực mỹ phẩm hứa hẹn sẽ đem lại lợi nhuận rất lớn và tiềm năng phát triển cao cho các nhà đầu tư. Tuy nhiên, vì mỹ phẩm ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe con người nên đây là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện được liệt kê trong Luật số 03/2016/QH14 quy định về danh mục ngành nghề đầu tư, kinh doanh có điều kiện của Luật Đầu tư.
2. Chính phủ đã ban hành nghị định 93/2016/NĐ-CP, có hiệu lực từ 1/7/2016 quy định về điều kiện để được phép sản xuất Mỹ phẩm
Đây là cơ sở pháp lý cơ bản đang được áp dụng cho các cơ sở xưởng sản xuất mỹ phẩm tại Việt Nam. Để nắm rõ hơn về các quy định, điều kiện sản xuất mỹ phẩm theo nghị định 93/2016/NĐ-CP Quý khách xem tại đây.
3. Sản phẩm chỉ có thể được công bố, lưu hành hợp pháp khi được sản xuất tại Cơ sở có chứng nhận “Đủ điều kiện sản xuất Mỹ phẩm”
Đây là điều kiện tối thiểu để các sản phẩm mỹ phẩm có thể lưu hành hợp pháp trên thị trường. Sở Y tế địa phương là đơn vị có thẩm quyền đánh giá và cấp Chứng nhận “ Đủ điều kiện sản xuất Mỹ phẩm”.
Trên thực tế, các Sở Y tế đánh giá, cấp chứng nhận đủ ĐKSX mỹ phẩm không có một thang điểm/yêu cầu giống nhau. Sở Y tế HCM, Hà Nội,… yêu cầu nghiêm ngặt hơn, và càng ngày càng yêu cầu Cơ sở thực hiện sau phải tuân thủ theo CGMP ASEAN hơn các Cơ sở trước đó.
>> Xem thêm: Trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm
4. Một xưởng đạt đủ ĐKSX Mỹ phẩm (điều kiện tối thiểu) chưa chắc đã đạt chứng nhận CGMP ASEAN (tiêu chuẩn cao hơn) do Bộ Y tế cấp. Tuy nhiên, một nhà máy đạt chứng nhận CGMP ASEAN (Bộ Y tế cấp) hiển nhiên là đạt đủ ĐKSX Mỹ phẩm. Điều đó đã khẳng định một nhà máy đạt chứng nhận CGMP ASEAN có rất nhiều lợi ích so với xưởng đủ ĐKSX mỹ phẩm.
5. CGMP ASEAN là tiêu chuẩn sản xuất mỹ phẩm được 10 nước thành viên ASEAN công nhận. Đạt tiêu chuẩn này đồng nghĩa với việc được công bố, lưu hành tại các nước ASEAN
Ở Việt Nam, Cục Quản lý dược - Bộ Y tế là Cơ quan duy nhất có trách nhiệm xem xét hồ sơ, đánh giá và cấp Giấy chứng nhận "Thực hành tốt sản xuất mỹ phẩm" CGMP ASEAN theo quy định tại Thông tư 06/2011/TT-BYT.
Nhà máy mỹ phẩm Hoàng Hưng Long đạt tiêu chuẩn CGMP ASEAN
Trên đây là 5 lưu ý cơ bản khi đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất mỹ phẩm. Để được giải đáp kĩ hơn về các tiêu chuẩn sản xuất mỹ phẩm và nhận tư vấn về quá trình xây dựng, thiết kế, vận hành và xin cấp chứng nhận cho nhà máy mỹ phẩm, hãy liên hệ ngay với GMPc Việt Nam - Đơn vị số 1 tại Việt Nam trong lĩnh vực GMP. Chúng tôi đã đồng hành cùng 80% các nhà máy mới được thành lập trên toàn quốc, đảm bảo 100% dự án đều nhận được chứng nhận. Liên hệ Hotline: 0982 866 668.
>> Xem thêm:
Danh sách dịch vụ tư vấn Xưởng mỹ phẩm đủ ĐKSX mỹ phẩm (theo NĐ 93)
Danh sách dịch vụ tư vấn Nhà máy mỹ phẩm đạt tiêu chuẩn CGMP ASEAN