Bộ Y Tế khuyến khích các Cơ sở sản xuất mỹ phẩm áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo bộ nguyên tắc, tiêu chuẩn “Thực hành tốt sản xuất mỹ phẩm” (CGMP ASEAN).
Để cấp Giấy chứng nhận nhà máy mỹ phẩm đủ điều kiện đáp ứng các nguyên tắc đáp ứng các nguyên tắc, tiêu chuẩn CGMP ASEAN, việc kiểm tra chỉ được thực hiện khi có đề nghị bằng văn bản của cơ sở sản xuất, không bắt buộc đối với tất cả các cơ sở. Bộ Y tế (Cục Quản lý Dược) là cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền kiểm tra để cấp Giấy chứng nhận đáp ứng các nguyên tắc, tiêu chuẩn CGMP ASEAN.
Hiện nay đời sống ngày càng tăng cao, bên cạnh nhu cầu chăm sóc sức khỏe thì nhu cầu làm đẹp cũng rất được cộng đồng chú trọng. Chính vì lẽ đó đòi hỏi thị trường cung cấp các sản phẩm mỹ phẩm an toàn, hiệu quả, chất lượng. Để chứng minh chất lượng và sự an toàn của mỹ phẩm đối với sức khỏe của người tiêu dùng, một thương hiệu cần đạt chứng nhận CGMP ASEAN của Bộ Y tế.
1. Tầm quan trọng ưu điểm
Tiêu chuẩn CGMP ASEAN nhà máy mỹ phẩm nghiêm ngặt, khắt khe gồm các tiêu chuẩn về nhân sự, nhà xưởng, thiết bị máy móc, vệ sinh sản xuất, thao tác sản xuất, kiểm tra kiểm định, hồ sơ tài liệu, chất lượng sản phẩm, giải quyết khiếu nại của khách hàng và các quy trình thao tác chuẩn được ban hành kỹ càng là một công cụ có hiệu quả để bảo sản phẩm đạt chất lượng và an toàn đối với nhà máy mỹ phẩm đủ điều kiện. CGMP cũng là một cách thức kiểm soát sản xuất, trên cơ sở đó sẽ giúp nhà sản xuất giữ ổn định chất lượng, cải tiến năng suất, giảm sự lãng phí và giảm tỉ lệ sản phẩm bị phế phẩm. Khi sản phẩm được chứng nhận có nghĩa là sản phẩm đó có các chỉ tiêu chất lượng phù hợp với qui định trong tiêu chuẩn (hoặc quy chuẩn kỹ thuật) có liên quan. Điều này đã tạo lòng tin của khách hàng đối với nhà sản xuất, góp phần nâng cao uy tín của nhà sản xuất, vì thế giúp cho nhà sản xuất dễ dàng trong việc mở rộng thị trường và thuyết phục khách hàng chấp nhận sản phẩm Không chỉ thể, để có thể lấn sân sang thị trường quốc tế, các doanh nghiệp phải luôn cập nhật các xu thế mới và không được phép tụt hậu. Vì vậy việc áp dụng các nguyên tắc CGMP ASEAN sẽ giúp sàng lọc, loại bỏ các cơ sở sản xuất mỹ phẩm không đủ điều kiện; giảm thiểu hàng giả, hàng lậu, hàng kém chất lượng. Việc nhà máy mỹ phẩm đủ điều kiện đáp ứng CGMP ASEAN cũng là tạo điều kiện để doanh nghiệp có cơ hội xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài.
2. Tiềm năng
Áp dụng CGMP ASEAN sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, trong đó lợi ích lớn nhất là khẳng định chất lượng và tạo dựng niềm tin, thương hiệu trong lòng người tiêu dùng. Đó là cơ sở để đưa nhà máy mỹ phẩm đủ điều kiện mỹ phẩm thương hiệu Việt vươn tầm thế giới. Khi đó, người tiêu dùng không chỉ được sử dụng sản phẩm an toàn, chất lượng, mà còn tăng nhận thức về vệ sinh cơ bản, thêm tin tưởng vào hàng Việt Nam từ đó giá trị của ngành sản xuất mỹ phẩm trong nước tăng lên vượt bật.
Chính vì vậy, áp dụng GMP với sản xuất mỹ phẩm sẽ đáp ứng được chất lượng sản phẩm, tạo hành lang pháp lý minh bạch, công bằng để doanh nghiệp phát triển lành mạnh, loại bỏ được các doanh nghiệp không đủ điều kiện sản xuất tham gia vào thị trường.
3. Quy trình, thủ tục cấp chứng nhận CGMP ASEAN
Bước 1: Cơ sở nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận CGMP ASEAN về Cục Quản lý Dược
Bước 2: Trong thời hạn 01 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Cục Quản lý Dược có trách nhiệm tiếp nhận hồ sơ, đóng dấu và cho số công văn đến. Cơ sở phải nộp phí thẩm định, chi phí nộp hồ sơ là 20.000.000 VNĐ (Tính tới ngày 17/08/2021)
Bước 3: Cục Quản lý Dược – Bộ Y tế có trách nhiệm xem xét hồ sơ, lên kế hoạch và ra quyết định thành lập đoàn kiểm tra, thông báo cho cơ sở ít nhất 10 ngày trước khi tiến hành kiểm tra.
Bước 4: Kiểm tra và xử lý kết quả kiểm tra:
+ Thành phần đoàn kiểm tra: Do Cục Quản lý Dược Việt Nam quyết định.
+ Nội dung kiểm tra: Đoàn kiểm tra có trách nhiệm kiểm tra toàn bộ các hoạt động của cơ sở sản xuất mỹ phẩm theo các nguyên tắc, tiêu chuẩn CGMP ASEAN và các quy định về điều kiện sản xuất mỹ phẩm.
+ Biên bản kiểm tra được làm thành 03 bản: 01 bản lưu tại cơ sở, 02 bản lưu tại Cục Quản lý Dược. Biên bản phải được người đại diện cơ sở cùng trưởng đoàn kiểm tra ký xác nhận. Biên bản kiểm tra phải chỉ rõ các tồn tại, nội dung kiến nghị và đề xuất các giải pháp khắc phục trong việc triển khai áp dụng tiêu chuẩn CGMP ASEAN tại cơ sở (nếu có). Trong trường hợp cơ sở không nhất trí với các ý kiến của đoàn kiểm tra, biên bản phải ghi rõ tất cả các ý kiến bảo lưu của cơ sở.
Bước 5: Xử lý kết quả kiểm tra và cấp giấy chứng nhận cho nhà máy mỹ phẩm đủ điều kiện