Tiêu chuẩn phòng sạch là tổng hợp tất cả các yêu cầu và các thông số kỹ thuật do bộ y tế ban hành, bộ chứng nhận chất lượng cung cấp để tạo nên phòng sạch đảm bảo chất lượng và thông số: độ ẩm, nhiệt độ, áp suất, kiểm soát lượng vi trùng theo mong muốn.
Tiêu chuẩn phòng sạch được phụ thuộc vào hàng lượng các hạt bụi trong không khí theo quy chuẩn nhất định.
Từ năm 1963 đến nay trên thế giới có 3 tiêu chuẩn về phòng sạch. Tiêu chuẩn Federal – Standard 209 (FED-STD-209), tiêu chuẩn Federal – Standard – 209E (FED-STD-209E) và tiêu chuẩn ISO 14644-1. Tại Việt Nam chúng ta có TCVN 8664-1:2011 về độ bụi trong phòng sạch. Tiêu chuẩn này bản chất chính là tiêu chuẩn ISO 14644-1.
Tiêu chuẩn này được đưa ra lần đầu vào năm 1963 sau đó liên tục được cải tiến và có tên gọi khác là 209A (1966), 209B (1973),… cuối cùng là 209E (1992).
Tiêu chuẩn này là phiên bản hoàn thiện của tiêu chuẩn (FED-STD-209) năm 1963. Tiêu chuẩn này xác định hàm lượng bụi lơ lửng trong không khí trên một foot khối. Đây là tiêu chuẩn được áp dụng nhiều trong xây dựng phòng sạch trước đây. Đến năm 2011 các nước ngoài Hoa Kỳ dần chuyển sang áp dụng tiêu chuẩn ISO 14644-1.
Đây là tiêu chuẩn của tổ chức Tiêu chuẩn Quốc tế (ISO) quy định các tiêu chuẩn về phòng sạch tiêu chuẩn quốc tế. Tiêu chuẩn ISO 14644-1 được đưa ra vào năm 1999 có tên gọi “Phân loại độ sạch không khí”.
Hiện nay đa số các đơn vị đều sử dụng tiêu chuẩn ISO để xây dựng phòng sạch. Tuy nhiên vẫn sử dụng tiêu chuẩn FED-STD-209E khi cần thiết.
Ngoài 2 tiêu chuẩn được kể trên, đối với ngành đặc thù như ngành dược thì các nhà máy sản xuất dược phẩm phải áp dụng tiêu chuẩn GMP. Tiêu chuẩn GMP có những yêu cầu riêng biệt đối với phòng sạch. Chúng ta gọi đó là tiêu chuẩn phòng sạch GMP
Tiêu chuẩn này được ban hành bởi tổ chức Y tế thế giới WHO. Tiêu chuẩn này ra đời để định hướng phát triển ngành dược trên toàn thế giới. Các nhà sản xuất thuốc trên thế giới đề phải đạt tiêu chuẩn GMP WHO. Tiêu chuẩn này phổ biến và được áp dụng nhiều tại Việt Nam. Trong khi đó, các nhà máy cũng hướng tới xây dựng tiêu chuẩn GMP EU và tiêu chuẩn PIC/S GMP để tăng lợi thế khi đấu thầu vào nhà thuốc.
III. Các cấp độ sạch của phòng sạch Dược phẩm
Cấp độ sạch trong ngành sản xuất dược phẩm, thực phẩm chức năng được quy định và thiết lập phù hợp với từng công đoạn sản xuất (pha chế, đóng gói, dán nhãn …) và với từng dạng thuốc (viên nén, viên nang, dung dịch tiêm truyền, dung dịch nhỏ mắt…)
1. 4 cấp độ sạch trong nhà máy GMP
Để đạt được không khí sạch cấp độ A, B, C, D, cấp độ sạch chuẩn gmp, số lần trao đổi không khí cần phù hợp với kích thước phòng, với thiết bị và số nhân viên có mặt tại đó. Thông thường, số lần trao đổi không khí ở:
- Cấp độ D: 20 lần
- Cấp độ C: 30 lần
- Cấp độ B: 40 lần
- Cấp độ A: 60 lần
Màng lọc HEPA phải được tiến hành kiểm tra độ rò rỉ theo tiêu chuẩn ISO 146444-3, với tần suất khuyến cáo là 6 – 12 tháng một lần nhằm đảm bảo vật liệu lọc, khung và các mối nội bộ lọc không bị hở, rò rỉ.
4 cấp độ sạch trong nhà máy GMP (A, B, C, D) theo số lượng tối đa tiểu phân cho phép trong không khí
- Cấp độ A: Tương đương ISO 4.8 tính theo giới hạn tiểu phân kích thước ≥ 5.0µm. Cần sử dụng một hệ thống đo liên tục để theo dõi số lượng các tiểu phân ở vùng sạch cấp A.
- Cấp độ B: Tương đương ISO 5, là môi trường phụ cận cho khu vực có cấp độ A.
- Cấp độ C: Trạng thái nghỉ tương đương ISO 7, trạng thái hoạt động tương đương ISO 8.
- Cấp độ D: Cấp sạch có độ sạch thấp nhất.
Số lượng tiểu phân được xác định bằng cách sử dụng máy đếm tiểu phân trong không khí. Thể tích mẫu không được nhỏ hơn 1m3 và thời gian lấy mẫu tối thiểu là 1 phút.
Nên sử dụng máy đếm tiểu phân cầm được với ống lấy mẫu ngắn để xếp loại các cấp sạch để tránh sự thất thoát các tiểu phân có kích thước ≥5.0 µm.
4 cấp độ sạch trong nhà máy GMP (A, B, C, D) theo giới hạn tiểu phân
Các khu vực có cấp sạch A-D phải được kiểm soát độ sạch vi sinh trong trạng thái hoạt động. Khi các quy trình trong điều kiện vô trùng được tiến hành, phải thường xuyên tiến hành kiểm tra vi sinh với các phương pháp như: đặt đĩa thạch, lấy mẫu không khí, và lấy mẫu bề mặt (Ví dụ: phết và đĩa thạch tiếp xúc).
4 cấp sạch trong nhà máy GMP theo giới hạn nhiễm khuẩn
Phải đặt ra các giới hạn cảnh báo và giới hạn hành động thích hợp đối với các kết quả theo dõi tiểu phân và vi sinh vật. Nếu vượt qua các giới hạn này, các quy trình thao tác cần phải mô tả các hành động khắc phục.
2. Các cấp độ sạch trong sản xuất thuốc vô trùng
– Cấp độ A: Khu vực cục bộ cho các thao tác có nguy cơ cao, như đóng lọ và làm kín vô trùng. (Được tạo bởi hệ thống thổi không khí một chiều, với tốc độ 0,36 – 0,54 m/s tại vị trí xác định dưới 15 – 30 cm so với lọc cuối cùng hoặc hệ thống phân phối khí)
– Cấp độ B: Trong pha chế và đóng lọ vô trùng tiệt khuẩn giai đoạn cuối, cấp độ này là môi trường nền cho khu vực có cấp độ A.
– Cấp độ C và D: Khu vực sạch để thực hiện các công đoạn ít quan trọng hơn trong quá trình sản xuất sản phẩm vô trùng hoặc tiến hành các công đoạn trong đó sản phẩm không trực tiếp bị phơi nhiễm.
4 cấp độ trong nhà máy GMP cần được xây dựng và xác định chính xác là vô cùng quan trọng trong sản xuất thuốc. Giúp đảm bảo sản phẩm đạt chất lượng và an toàn với người sử dụng, bất cứ sai sót nào cũng có thể làm giảm chất lượng của sản phẩm tạo thành.
3. Các cấp độ sạch trong nhà máy gmp
Cấp độ phòng sạch theo gmp
Doanh nghiệp cần phải tuân thủ những tiêu chuẩn này, nhằm đảm bảo quá trình nghiên cứu và sản xuất. Theo như quy định của Tổ chức Y Tế Thế Giới WHO, EU GMP, FDA và tiêu chuẩn PICs. Thì hiện có 4 cấp độ sạch và được gọi tên theo thứ tự A, B, C,D.
Giải thích về các cấp độ sạch trong gmp
(a): Để đạt được cấp độ sạch B,C,D – thì chúng còn liên quan đến số lần trao đổi không khí. Ngoài ra còn yếu tố về kích thước căn phòng, thiết bị và nhân sự hiện diện trong phòng. Hệ thống cấp khí trong phòng sạch phải có kèm với bộ lọc Hepa. Và chúng được điều chỉnh để phù hợp với các cấp độ sạch A, B và C.
(b): Thể hiện số lượng hạt bụi tối đa có trong bảng theo GMP-EU. Chúng tương đương tiêu chuẩn FDA Hoa Kỳ và ISO. Ví dụ như, cấp độ sạch A và B tương đương cấp độ sạch 100 M3.5 của FDA và tương đương cấp 5 theo ISO. Còn cấp độ C tương đương cấp độ sạch 10.000, M5.5 và ISO 7. Còn cấp D sẽ gần tương tự như cấp 100.000 M6.5 và ISO 8.
(c): Đây được biết đến là yêu cầu và giới hạn cho khu vực này. Chúng phụ thuộc vào tính chất của các hoạt động được thực hiện.
(d): Thể hiện thời gian chuyển đổi. Cụ thể là từ trạng thái đang hoạt động, sang trạng thái dừng. Thông thường, khuyến cáo sẽ là từ 15 – 20 phút. Số lượng hạt đo được trong trạng thái hoạt động, phải trở về trạng thái dừng.
(e) Việc cần xây dựng phòng sạch cấp độ A, B, C hay D phụ thuộc vào loại sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất và phụ thuộc vào từng công đoạn sản xuất. Việc này được quy định cụ thể ở các phụ lục trong GMP. Ví dụ: các sản phẩm viên nén thông thường sẽ được sản xuất trong môi trường cấp độ D.
IV. Cấu trúc và thiết bị phòng sạch ngành dược phẩm
1. Cấu trúc phòng sạch dược phẩm
Cấu trúc phòng sạch ngành dược phẩm được thiết kế dựa trên các tiêu chuẩn GMP (Good Manufacturing Practice) của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Các tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu về thiết kế, xây dựng, vận hành và bảo dưỡng phòng sạch để đảm bảo sản xuất thuốc và các sản phẩm dược phẩm khác đạt chất lượng cao, an toàn cho người sử dụng.
Cấu trúc phòng sạch ngành dược phẩm bao gồm các thành phần chính sau:
- Kết cấu tường, trần, sàn: Các bề mặt của phòng sạch phải nhẵn, phẳng, không thấm nước, không bám bụi, và có khả năng chịu được các tác động của hóa chất, dung môi.
- Hệ thống điều hòa không khí: Hệ thống điều hòa không khí đóng vai trò quan trọng nhất trong việc duy trì độ sạch của phòng sạch. Hệ thống này phải đảm bảo cung cấp đủ lượng không khí sạch, loại bỏ các tạp chất trong không khí, và duy trì nhiệt độ, độ ẩm, áp suất tĩnh trong phòng ở mức phù hợp.
- Thiết bị lọc khí: Thiết bị lọc khí là một bộ phận quan trọng của hệ thống điều hòa không khí, có nhiệm vụ loại bỏ các tạp chất trong không khí, bao gồm bụi, vi khuẩn, virus, bào tử nấm,... Các loại thiết bị lọc khí thường được sử dụng trong phòng sạch ngành dược phẩm bao gồm bộ lọc HEPA (High Efficiency Particulate Air) và bộ lọc ULPA (Ultra Low Particulate Air).
- Thiết bị chiếu sáng: Thiết bị chiếu sáng phải đảm bảo độ sáng phù hợp cho hoạt động sản xuất, đồng thời không tạo ra các hạt bụi trong quá trình hoạt động.
- Thiết bị an toàn: Các thiết bị an toàn trong phòng sạch ngành dược phẩm bao gồm hệ thống báo cháy, hệ thống báo động, hệ thống chữa cháy,...
2. Các thiết bị phổ biến dùng trong phòng sạch dược phẩm
Ngoài các thành phần cấu trúc chính, phòng sạch ngành dược phẩm cần được trang bị các thiết bị chuyên dụng để đảm bảo chất lượng sản phẩm như:
- Air shower: buồng thổi khí, bụi
- Pass box: buồng trung chuyển sản phẩm
- Clean bench: tủ an toàn sinh học
- Fan filter Unit: hộp lọc khí FFU, các thiết bị tương tự như HFU, BFU…
- Hepa Box: Bộ lọc
- Static field meter: máy đo trường tĩnh điện
- Particle er: máy đếm hạt bụi
- Bộ lọc khí HEPA, ULPA
- Air velcro er: máy đo vận tốc khí
- Các mẫu máy kiểm tra phòng sạch, đo phòng sạch, đo tĩnh điện để kiểm soát ô nhiễm và ngăn ngừa khả năng nhiễm khuẩn.
Xem chi tiết tại đây: Thiết bị phòng sạch là gì? Tổng hợp chi tiết các loại thiết bị phòng sạch phổ biến nhất
Qua bài viết trên GMPc Việt Nam đã tổng hợp lại những điều cần biết về tiêu chuẩn phòng sạch dược phẩm, các cấp độ phòng sạch cũng như cấu trúc, thiết bị trong phòng sạch. Các yếu tố này rất quan trọng cho việc thiết kế phòng sạch của bạn. Mong rằng chúng tôi có thể giúp Quý khách hiểu hơn về phòng sạch, từ đó tạo cho mình phòng sạch phù hợp nhất. Nếu Quý khách cần tư vấn, hỗ trợ thêm về phòng sạch ngành dược phẩm hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp.