4. Một số khó khăn khi áp dụng GACP-WHO
Nội dung của GACP rất rộng và phức tạp, liên quan đến nhiều ngành khoa học kỹ thuật như sinh học, nông học, dược học, khoa học quản lý. Chính vì thế, quá trình áp dụng GACP – WHO vào sản xuất dược liệu thường gặp phải không ít khó khăn.
Cơ sở vật chất phải phù hợp điều kiện tự nhiên và đối tượng trồng trọt, thu hái như: nhà làm việc, nơi phơi sấy, kho chứa, công cụ sản xuất, mặt bằng làm nơi sơ chế, phòng thực nghiệm với các thiết bị đo đạc và kiểm tra chất lượng sản phẩm.
Nhân lực: những người trực tiếp trồng trọt, thu hái cũng phải được đào tạo để có sự hiểu biết và kỹ năng thực hiện đúng các yêu cầu kỹ thuật của GACP liên quan đến công việc mà họ đang làm.
Phụ thuộc vào môi trường tự nhiên, điều kiện sinh thái, nguồn giống, đất trồng, biện pháp canh tác, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, thu hái, vận chuyển, xử lý sau thu hoạch đến cách đóng gói và bảo quản dược liệu.
Sự thiếu thận trọng gây ô nhiễm vi sinh vận hoặc các tác nhân hóa học trong bất cứ công đoạn sản xuất nào cũng có thể làm giảm mức độ an toàn và chất lượng.
Các cây thuốc thu hái từ quần thể hoang dã có thể bị ô nhiễm bởi các loài cây khác hay những bộ phận khác do nhận dạng sai, nhiễm bẩn ngẫu nhiên hay cố tình pha trộn, tất cả đều có thể gây những hậu quả không an toàn.
Việc thu hái cây thuốc từ những quần thể hoang dã có thể làm này sinh các quan ngại về việc thu hoạch quá mức trên toàn cầu, trong khu vực và/hoặc tai địa phương, và việc bảo vệ các loài có nguy cơ tuyệt chủng.
Ngày 5/9/2023, Cục quản lý Y Dược cổ truyền đã công bố danh sách các dược liệu được đánh giá cấp Giấy chứng nhận GACP. Quý khách xem chi tiết tại đây.
Xem thêm:
Tổng quan về tiêu chuẩn GACP-WHO, Đảm bảo an toàn chất lượng riêng cho dược liệu
Tăng sức cạnh tranh cho dược liệu trồng theo tiêu chuẩn quốc tế
Tư vấn GACP - Giống Dược liệu, kỹ thuật trồng, thu hoạch