Một sản phẩm TPCN được dán một trong 3 tem nhãn này trên bao bì là sản phẩm đã trải qua kiểm nghiệm độc lập và đạt chất lượng.
Ngành thực phẩm chức năng đem lại lợi nhuận hàng chục tỷ USD mỗi năm cho nước Mỹ. Khác với dược phẩm, người dân có thể dễ dàng mua được các sản phẩm thực phẩm chức năng tại siêu thị và nhà thuốc mà không cần có đơn hoặc tư vấn của bác sỹ. Tuy nhiên, sự “đại trà” bao giờ cũng kéo theo một vấn đề lớn, đó là chất lượng “tạp nham”. Tại Mỹ, có ba tổ chức chứng nhận thực phẩm chức năng độc lập, đó là ConsumerLab.com, NSF International, và Dược điển Mỹ (USP). Họ được gọi là “bên thứ ba” (third party).
Bên thứ ba sẽ tiến hành đánh giá độ tinh khiết, hiệu lực, thành phần và các tiêu chuẩn khác của sản phẩm nhằm đưa những sản phẩm thực phẩm chức năng tốt đến gần hơn với người tiêu dùng. Họ có con dấu hoặc tem nhãn riêng, cho phép các nhà sản xuất dán trên bao bì sản phẩm đã trải qua kiểm nghiệm độc lập và đạt chất lượng.
Người Mỹ sử dụng thực phẩm chức năng với nhiều lý do khác nhau, bao gồm bổ sung dinh dưỡng mà chế độ ăn còn thiếu và cải thiện hoặc duy trì sức khỏe nói chung. Người lớn lại dùng các sản phẩm này để hỗ trợ một chức năng cụ thể, chẳng hạn như: Calci để phòng loãng xương, dầu cá cho sức khỏe tim mạch. Thanh niên hoặc người lớn trẻ tuổi lại có xu hướng dùng TPCN cho các mục đích ngắn hạn, chẳng hạn như tăng cường năng lượng hoặc tăng cường khả năng miễn dịch.
GMP: Nhận diện bên thứ ba của ngành thực phẩm chức năng Mỹ
1. ConsumerLab.com
Đặc điểm: Công ty tư nhân, hoạt động thu lợi nhuận. ConsumerLab.com có trụ sở lại Mỹ, Canada và Trung Quốc.
Chức năng: Tìm ra các sản phẩm có chất lượng tốt nhất thông qua kiểm định độc lập.
Website www.consumerlab.com, cung cấp các thông tin về phương pháp thử nghiệm và tiêu chuẩn. Người dùng khi đăng ký là thành viên của website sẽ có quyền truy cập báo cáo đánh giá về sản phẩm; Các sản phẩm đã được phê duyệt (bao gồm cả giá cả so sánh); Thông tin về thực phẩm chức năng sản phẩm bị thu hồi, cảnh báo; Thông tin lâm sàng; Báo cáo khảo sát hàng năm về vitamin, thực phẩm chức năng và các thông tin khác. Các công ty sẽ phải trả phí để kiểm nghiệm sản phẩm, người dùng mạng phải trả phí để được đọc các thông tin về kiểm nghiệm.
Con dấu của ConsumerLab.com có thể được sử dụng trên nhãn sản phẩm, bao bì sản phẩm hoặc để quảng cáo và tiếp thị về sản phẩm.
GMP: Nhận diện bên thứ ba của ngành thực phẩm chức năng Mỹ
2. NSF International
Đặc điểm: NSF International là một tổ chức phi lợi nhuận.
Chức năng: Bảo vệ và nâng cải thiện sức khỏe cộng đồng bằng cách cung cấp các giải pháp quản lý rủi ro hiệu quả cho doanh nghiệp, chính phủ và người tiêu dùng trên toàn thế giới. Xác nhận thực hành tốt sản xuất TPCN (GMP). Các công ty sẽ phải trả phí để NSF kiểm nghiệm sản phẩm.
Website www.nsfsport.com/sport_app.asp và www.nsf.org cung cấp danh sach các sản phẩm thực phẩm chức năng được NSF chứng nhận và nơi bán, các khóa đào tạo về GMP, …
Con dấu của NSF Tnternational có thể được sử dụng trên nhãn sản phẩm, bao bì sản phẩm hoặc để quảng cáo và tiếp thị về sản phẩm.
GMP: Nhận diện bên thứ ba của ngành thực phẩm chức năng Mỹ
3. Dược điển Hoa Kỳ (USP)
Đặc điểm: Dược điển Hoa Kỳ là tổ chức phi lợi nhuận.
Chức năng: Cải thiện sức khỏe toàn cầu thông qua các tiêu chuẩn công cộng và các chương trình liên quan để đảm bảo chất lượng, tính an toàn và hiệu quả của dược phẩm, thực phẩm và thực phẩm chức năng. Các công ty sẽ phải trả phí cho dịch vụ kiểm nghiệm sản phẩm của USP.
Website www.usp.org và /www.uspverified.org cung cấp danh sách các sản phẩm và nhãn hiệu có chứng nhận USP và địa chỉ mua. Đây cũng là nguồn cung cấp các thông tin hữu ích về thực phẩm chức năng và thuốc.
Con dấu USP có thể được sử dụng trên nhãn sản phẩm, bao bì sản phẩm hoặc để quảng cáo và tiếp thị về sản phẩm.
Scott Ravech – Chủ tịch Ủy ban Thực phẩm bổ sung, Hiệp hội Khoa học kỹ thuật Enzyme (Mỹ), thành viên Hội đồng Trách nhiệm Dinh Dưỡng, từng ví bên thứ ba như một huấn luyện viên mẫn cán, giúp cho các vận động viên là các doanh nghiệp sản xuất đi đúng hướng và liên tục cải tiến quy trình để tạo ra những sản phẩm chất lượng nhất đến tay người tiêu dùng.
Tại nước ta, tuân thủ thực hành tốt sản xuất thực phẩm chức năng và đạt chứng nhận của bên thứ ba chưa phải là yêu cầu bắt buộc. Tuy nhiên, các nước có ngành thực phẩm chức năng phát triển như Mỹ đã làm được và đã thành công. Tại sao chúng ta không học tập và phát triển mô hình đó? Theo PGS.TS Lê Văn Truyền – Nguyên Thứ trưởng Bộ Y tế, “trao quyền” cho bên thứ ba là một cách để giảm tải gánh nặng cho cơ quan quản lý nhà nước, đây là một quyết sách tiến bộ!