Bắt đầu từ 1/7/2019, HS GMP chính thức trở thành là tiêu chuẩn tối thiểu để các doanh nghiệp được phép sản xuất Thực phẩm bảo vệ sức khỏe tại Việt Nam.
Hiện nay, cùng với sự phát triển của xã hội, chất lượng đời sống ngày càng được nâng cao, sự quan tâm của cộng đồng tới sức khỏe cá nhân cũng tăng mạnh. Các dòng thực phẩm chức năng, bảo vệ sức khỏe vì thế cũng dần chiếm lĩnh và mở rộng thị trường. Thế nhưng, liệu nhà máy nào cũng có thể sản xuất được Thực phẩm bảo vệ sức khỏe?
Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm PGS.TS. Nguyễn Thanh Phong đã nhấn mạnh: “Thực phẩm bảo vệ sức khỏe hiện nay đang trở thành một vấn đề rất nóng, là một thế mạnh của Việt Nam khi chúng ta có nền y học cổ truyền đứng thứ 2 thế giới. Dù có lợi thế về nguồn dược liệu vô cùng lớn nhưng muốn phát triển được phải áp dụng được tiến bộ khoa học kỹ thuật. Nếu sản phẩm nhiều nhưng chất lượng không tốt thì chúng ta sẽ thua ngay trên sân nhà”.
1. HS GMP là gì?
Nguyên tắc thực hành tốt sản xuất Thực phẩm bảo vệ sức khỏe (tại Việt Nam là HS GMP bao gồm những nguyên tắc chung, những quy định, hướng dẫn các nội dung cơ bản về điều kiện sản xuất; kiểm soát chất lượng trong quá trình sản xuất nhằm đảm bảo tạo ra sản phẩm có tính an toàn, hiệu quả và chất lượng. HS GMP chính là tiêu chuẩn vàng để đánh giá chất lượng của một nhà sản xuất Thực phẩm bảo vệ sức khỏe.
2. Tầm quan trọng – ưu điểm:
GMP với những tiêu chuẩn và quy trình được ban hành kỹ càng, là một công cụ có hiệu quả để bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP), có khả năng ngăn ngừa một cách chủ động nguy cơ ô nhiễm thực phẩm trong quá trình sản xuất, chế biến, tạo ra các sản phẩm an toàn cho người sử dụng. Không chỉ thể, để có thể lấn sân sang thị trường quốc tế, các doanh nghiệp phải luôn cập nhật các xu thế mới và không được phép tụt hậu. HS GMP là công cụ để sàng lọc, loại bỏ các cơ sở sản xuất Thực phẩm bảo vệ sức khỏe không đủ điều kiện; giảm thiểu hàng giả, hàng lậu, hàng kém chất lượng; xây dựng ngành Thực phẩm bảo vệ sức khỏe ở Việt Nam thành một ngành kinh tế - y tế, phát triển bền vững, lành mạnh vì sức khỏe người tiêu dùng. Việc cơ sở sản xuất thực phẩm chức năng đáp ứng HS GMP cũng là điều kiện tiên quyết về mặt pháp lý để doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm ra nước ngoài.
3. Tiềm năng: chính phủ, doanh nghiệp, người dùng.
Áp dụng HS GMP sẽ đem lại rất nhiều lợi ích cho doanh nghiệp, trong đó lợi ích lớn nhất là khẳng định chất lượng và tạo dựng niềm tin, thương hiệu trong lòng người tiêu dùng. Đó là cơ sở để đưa Thực phẩm bảo vệ sức khỏe thương hiệu Việt vươn tầm thế giới. Khi đó, người tiêu dùng không chỉ được sử dụng sản phẩm an toàn, chất lượng, mà còn tăng nhận thức về vệ sinh cơ bản, thêm tin tưởng vào hàng Việt Nam từ đó giá trị của ngành công nghệ thực phẩm trong nước tăng lên vượt bật.
Về phía Chính phủ, áp dụng HS GMP giúp cải thiện sức khỏe cộng đồng, nâng cao hiệu quả và kiểm soát ATTP, giảm chi phí cho sức khỏe cộng đồng, tạo điều kiện cho phát triển thương mại của đát nước, và tăng lòng tin của người dân vào việc cung cấp thực phẩm cũng như góp phần nâng cao vị thế của Việt nam trên thị trường khu vực và thế giới.
Chính vì vậy, áp dụng GMP với sản xuất thực phẩm chức năng sẽ đáp ứng được chất lượng sản phẩm, tạo hành lang pháp lý minh bạch, công bằng để doanh nghiệp phát triển lành mạnh, loại bỏ được các doanh nghiệp không đủ điều kiện sản xuất tham gia vào thị trường; hướng tới bảo vệ tốt sức khỏe của người dân.
Nhận thấy tầm quan trọng và nhu cầu xây dựng nhà máy Thực phẩm bảo vệ sức khỏe đạt HS GMP của các doanh nghiệp, Công ty Cổ phần GMPc Việt Nam với kinh nghiệm phong phú và dày dặn và đội ngũ chuyên nghiệp đã. tạo ra và cung cấp những Giải pháp tư vấn toàn diện cho để xây dựng và vận hành Nhà máy HS GMP đảm bảo các tiêu chí: Tiết kiệm – Đơn giản – Hiệu quả, bao gồm:
GMPc Việt Nam