Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển vượt bậc của công công nghệ sản xuất và các thiết bị phụ trợ. Ngành mỹ phẩm đã có bước đột phá đáng kể, càng ngày càng hiện đại, chất lượng mỹ phẩm càng được hoàn thiện, chất lượng tốt hơn. Vậy trong quy trình sản xuất mỹ phẩm, doanh nghiệp cần trang bị gì cho mình để sản xuất mỹ phẩm đạt chuẩn? Cùng GMPC Việt Nam tìm hiểu qua bài viết dưới đây?
Về cơ bản, các công đoạn sản xuất mỹ phẩm cần sử dụng một số loại máy sản xuất mỹ phẩm sau:
- Thiết bị sản xuất: Máy trộn, máy nhũ hóa hút chân không, gia nhiệt…
- Thiết bị ép khuôn: Máy ép cho son môi, phấn nền…
- Thiết bị hoàn thiện: Máy chiết rót, máy dán nhãn.
1. Thiết bị sản xuất mỹ phẩm
Trong các loại thiết bị phục vụ công đoạn sản xuất mỹ phẩm cần phải nhắc tới các dòng máy sản xuất mỹ phẩm gồm:
1.1. Máy khấy trộn
Đây là máy thực hiện chức năng khuấy trộn các loại nguyên liệu mỹ phẩm để đạt độ đồng đều về màu sắc, giúp sản phẩm thành phẩm có sự mềm mịn và bóng mượt hoàn hảo. Máy khuấy trộn gồm 2 hai bộ phận chính:
Máy trộn thùng quay: Thùng sẽ quay quanh trục cố định liên tục giúp việc trộn nguyên liệu đạt năng suất cao, trộn được ở trạng thái khô, ẩm và lỏng. Tuy nhiên, thiết bị này rất khó làm sạch khi trộn ẩm và tiêu thụ mức điện năng lớn.
Máy trộn động cơ quay trong: Thiết bị này có kết cấu đơn giản, dễ vệ sinh và công suất thấp. Tuy nhiên, máy đạt tốc độ trộn tương đối thấp, làm việc gián đoạn, và hạn chế trộn các loại nguyên liệu dính.
1.2. Máy phân tán nhũ hóa
- Thiết bị này được chia thành nhiều dòng máy khác nhau như:
+ Thiết bị phân tán chân vịt: Máy được cấu tạo gồm cánh chân vịt gắn vào cuối trục quay và thực hiện nhiệm vụ phân tán và nhũ hóa sơ bộ.
+ Thiết bị phân tán cánh chém: Máy được thiết kế có cánh chém gắn ở cuối trục quay. Khi trục quay, cánh chém sẽ xoay với tốc độ cao tạo ra lực phân tán. Máy có khả năng phân tán cao hơn thiết bị phân tán chân vịt.
Ngoài ra, dòng máy phân tán nhũ hóa còn có thiết bị nhũ hóa chân không, thiết bị nhũ hóa áp lực cao...
2. Thiết bị ép khuôn
Một số loại mỹ phẩm đặc thù như son môi, phấn nền thường được nén ép tạo thành khuôn mẫu trước khi đóng vào các bao bì thành phẩm cần máy sản xuất mỹ phẩm sau:
2.1. Máy ép khuôn son môi
Sản xuất son môi, tùy theo hình dạng khuôn ép mà các cơ sở sản xuất sử dụng để ép son môi. Trong đó, thông dụng nhất là 2 dòng máy: Ép khuôn son môi thủ công và Ép khuôn son môi tự động.
2.2. Máy ép khuôn phấn nền
Đa số các loại mỹ phẩm dạng bột đều được đúc bằng các máy ép tự động. Đây là những loại máy sản xuất mỹ phẩm có cấu tạo gồm hệ thống bàn xoay tròn chứa các đĩa kim loại gắn các khuôn lõm được nạp nguyên liệu tự động.
Sản phẩm sau khi nén ép sẽ lấy ra, khuôn sẽ được tự động làm sạch và thực hiện quy trình mới. Phấn nền sau khi đúc thành khuôn sẽ được đưa vào máy để làm sạch và loại bỏ phần bột thừa bên ngoài.
3. Thiết bị chiết rót và đóng gói
Trong quy trình chiết rót, các loại bao bì đóng gói mỹ phẩm rất đa dạng. Trong đó, các loại chai lọ miệng rộng thường dùng chứa dạng sữa, kem, tuýp chứa kem, thùng giấy và túi chứa bột.
Ngoài ra, quá trình chiết rót đòi hỏi phải thực hiện trong môi trường sạch sẽ và vệ sinh. Các sản phẩm kẻ mắt và chuốt mi được chiết rót trong phòng sạch vô trùng nhằm tránh nhiễm khuẩn.
Ở công đoạn hoàn thiện sản phẩm, cơ sở sản xuất sẽ sử dụng các loại máy dán nhãn, máy in, máy đóng thùng carton, máy kiểm tra trọng lượng. Tùy theo sản lượng sản phẩm đóng gói trên thực tế mà hiệu suất của máy ghi nhãn sẽ được điều chỉnh cho phù hợp.
Máy in phun hiện đang được sử dụng rộng rãi cho việc in ngày sản xuất, hạn sử dụng… Máy đóng thùng carton và robot cũng được ứng dụng trong quy trình đóng gói sản phẩm giúp tiết kiệm nhân lực.
4. Quy trình sản xuất mỹ phẩm theo tiêu chuẩn GMP
Quy trình sản xuất mỹ phẩm là một quy trình nghiêm ngặt bao gồm các bước theo một trình tự rõ ràng bao gồm các bước. Hơn thế, chúng còn cần được kiểm tra một cách nghiêm ngặt, để đảm bảo đạt tiêu chuẩn chất lượng cao nhất đến tay người sử dụng. Mỗi nhà máy sản xuất mỹ phẩm sẽ có những quy định sản xuất của riêng mình. Tuy nhiên, hầu hết đều bao gồm các bước và trình tự sau đây.
Bước 1: Nhận nguyên liệu và kiểm tra nguyên liệu
Nguồn nguyên liệu đó có thể là nguyên liệu tự nhiên hoặc nhân tạo. Doanh nghiệp có thể tự cung cấp nguồn nguyên liệu cho mình hoặc nhập khẩu. Khi nhập khẩu nguyên liệu sản xuất mỹ phẩm cần phải có sự kiểm tra nghiêm ngặt về chất lượng và độ an toàn. Nguyên liệu cần được nhập khẩu phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng từ những nhà cung cấp uy tín. Chúng cần phải đạt các tiêu chuẩn cho phép của nhà nước cũng như các cơ quan có thẩm quyền. Như vậy, các sản phẩm mỹ phẩm ra đời mới có thể đạt hiệu quả cao nhất cho người sử dụng.
Bước 2: Đưa nguyên liệu đã qua kiểm nghiệm vào xưởng
Các loại nguyên liệu đã trải qua quá trình kiểm nghiệm và đạt các tiêu chuẩn sẽ tiếp tục được đưa vào nhà máy để đến với các công đoạn tiếp theo trong quy trình gia công mỹ phẩm. Những nguyên liệu không đủ điều kiện về chất lượng, độ an toàn, không đạt các tiêu chuẩn theo quy định sẽ bị loại bỏ, thậm chí là tiêu hủy ngay lập tức.
Bước 3: Chia sẻ nguyên liệu
Sau khi nguyên liệu được đưa vào nhà máy sản xuất, chúng sẽ được chia thành từng mẻ với số lượng phù hợp với tỷ lệ đã được định trước theo công thức vào máy sản xuất mỹ phẩm.
Bước 4: Tiến hành gia công, sản xuất mỹ phẩm
Tại đây, mỹ phẩm sẽ được gia công, sản xuất theo một tỷ lệ và công thức đã có trước đó để tạo ra các sản phẩm mỹ phẩm hoàn chỉnh. Ở công đoạn này, chúng được sản xuất trên một dây chuyền khép kín cùng với các thiết bị máy sản xuất mỹ phẩm hiện đại, công nghệ tiên tiến. Tuy nhiên, điều này cò tùy thuộc vào từng nhà máy gia công, sản xuất mỹ phẩm khác nhau.
Bước 5: Lấy mẫu thành phẩm để kiểm tra chất lượng
Đến giai đoạn thành phẩm, chúng được chiết, rót vào các loại bao bì cấp 1 và được đưa đến phòng kiểm nghiệm chất lượng sản phẩm. Các sản phẩm đạt tiêu chuẩn về chất lượng sẽ được đến với các bước tiếp theo. Những sản phẩm không đạt chuẩn bắt buộc phải dừng lại.
Bước 6: Đóng gói bao bì
Các sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng và an toàn sẽ được đóng gói, in ấn bao bì, in phun dập ngày tháng, số lô, dán nhãn thùng,…
Bước 7: Giới thiệu sản phẩm và thu thập ý kiến phản hồi
Các sản phẩm sau đó được giới thiệu đến người sử dụng. Sau đó, khách hàng sẽ có những phản hồi, đánh giá về các sản phẩm mới của thương hiệu. Theo đó, nhà sản xuất sẽ có những điều chỉnh nhất định để các sản phẩm đến được tay người tiêu dùng đạt hiệu quả cao nhất. Sau đó, sản xuất với số lượng lớn, lưu trữ và chờ nhận lệnh xuất kho.
5. Tại sao cần lắp đặt dây chuyền máy sản xuất mỹ phẩm chuẩn CGMP?
Ngày nay khi nhu cầu làm đẹp trở thành một trong những nhu cầu thiết yếu trong cuộc sống. Các loại mỹ phẩm không chỉ được ưa chuộng bởi phái đẹp mà càng ngày càng được nam giới chú ý đến.
Khi kiến thức của người tiêu dùng về mỹ phẩm tăng lên, các doanh nghiệp mỹ phẩm bắt buộc phải sản xuất các sản phẩm có chất lượng với giá cả hợp lý và mẫu mã tốt để tiếp tục phát triển trên thị trường.
Vì thế doanh nghiệp cần có hệ thống, dây chuyền máy sản xuất mỹ phẩm chất lượng cao. Việc áp dụng tiêu chuẩn các tiêu chuẩn cao cho nhà máy sản xuất mỹ phẩm giúp doanh nghiệp có được nhiều lợi thế kinh doanh như:
- Giữ vững niềm tin của khách hàng về chất lượng sản phẩm.
- Đạt tiêu chuẩn CGMP để có thể tiếp tục tiến ra thị trường Đông Nam Á.
- Xây dựng quy trình chuẩn, nâng cao vai trò, trách nhiệm, kỹ năng nhân sự.
Mọi vấn đề thắc mắc quý khách có thể gửi email cho chúng tôi qua Email: contact@gmp.com.vn hoặc gọi đến Hotline CEO: 0982.866.668 để được tư vấn và giải đáp mọi vấn đề của quý khách!
Công ty Cổ phần GMPc Việt Nam
Trụ sở chính (Hà Nội): số 4BT1- Bùi Xuân Phái - Mỹ Đình 2 - quận Nam Từ Liêm
VPĐD tại thành phố HCM: Lầu 2 – Số 156/1/1 Cộng Hòa, Phường 12, Quận Tân Bình
Tel: 0243.787.2242 | Hotline: 0982.866.668
Website: www.gmp.com.vn
Xem thêm:
Tư vấn trọn gói xây dựng nhà máy mỹ phẩm tiêu chuẩn GMP
Danh sách dự án nhà máy mỹ phẩm được GMPC tư vấn xây dựng
Tổng hợp các loại thiết bị máy móc trong dây chuyền sản xuất mỹ phẩm