Để có thể xin giấy phép xây dựng đối với các dự án đầu tư xây dựng nhà máy dược, mỹ phẩm, thực phẩm thì chủ đầu tư cần phải tiến hành lập dự án đầu tư. Việc tư vấn lập dự án đầu tư chính xác, đúng quy định sẽ giúp tiết kiệm thời gian và đẩy nhanh tiến độ của dự án.
Do đó đây là bước đặc biệt quan trọng trong giai đoạn chuẩn bị. Để giúp quý vị có thêm thông tin hữu ích và thuận lợi trong việc triển khai xây dựng. GMPC Việt Nam xin gửi tới quý khách hàng quy trình và thủ tục lập dự án đầu tư nhà máy GMP cho nhà máy dược, mỹ phẩm, thực phẩm.
1. Lập đầu tư xây dựng nhà máy dược, mỹ phẩm, thực phẩm và xin cấp phép đầu tư
1.1. Nội dung lập dự án đầu tư xây dựng nhà máy nhà máy dược, mỹ phẩm, thực phẩm bao gồm:
– Tính cần thiết của lập dự án đầu tư nhà máy GMP, thuận lợi, khó khăn, chế độ khai thác và sử dụng tài nguyên quốc gia (nếu có).
– Quy mô dự kiến: công suất, diện tích, hạng mục xây dựng công trình chính, phụ, trình bày dự kiến về địa điểm xây dựng công trình và nhu cầu sử dụng đất.
– Phân tích cơ bản sơ bộ về công nghệ, kỹ thật, hạ tầng, phương án mặt bằng, tái định cư (nếu có), phòng chống cháy nổ, an toàn lao động, ảnh hưởng của dự án đối với môi trường và hệ sinh thái.
– Hình thức đầu tư: vốn và phương án huy động vốn, thời hạn, tiến độ…
1.2. Quy trình, thủ tục xin phép đầu tư xây dựng nhà máy dược, mỹ phẩm, thực phẩm
– Chủ đầu tư tiến hành lập dự án đầu tư nhà máy GMP về dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm và nộp tới Bộ phận quản lý ngành để lấy ý kiến các đơn vị liên quan và Bộ ngành tổng hợp đề xuất ý kiến trình Thủ tướng Chính phủ.
– Thời hạn lấy ý kiến:
+ 30 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị, cơ quan được hỏi ý kiến phải có văn bản trả lời về những nội dung thuộc phạm vi quản lý của mình.
+ 7 ngày sau khi nhận được văn bản trả lời theo thời hạn trên, Bộ quản lý ngành phải lập Báo cáo để trình Thủ tướng Chính phủ.
– Báo cáo trình Thủ tướng Chính phủ: tóm tắt nội dung báo cáo, ý kiến các bộ ngành liên quan, đề xuất ý kiến kèm bản gốc văn bản ý kiến
2. Trình tự, thủ tục lập dự án đầu tư xây dựng nhà máy dược, mỹ phẩm, thực phẩm
Theo quy định của Luật xây dựng, các dự án đầu tư xây dựng nhóm A phải lập dự án để làm rõ về sự cần thiết phải đầu tư và hiệu quả đầu tư xây dựng đối với công trình không phân biệt vốn đầu tư.
Nội dung lập dự án đầu tư xây dựng công trình gồm hai phần: thuyết minh dự án và thiết kế cơ sở.
Nội dung của thuyết minh dự án đầu tư xây dựng nhà máy dược, mỹ phẩm, thực phẩm
– Sự cần thiết của việc tư vấn lập dự án đầu tư (bao gồm cơ sở để lập dự án đầu tư xây dựng về pháp lý, kinh tế-kỹ thuật, nhu cầu thị trường, khả năng phát triển…), mục tiêu đầu tư, đánh giá thị trường, hình thức đầu tư xây dựng, địa điểm, nhu cầu sử dụng đất.
– Mô tả về quy mô, diện tích xây dựng công trình, các hạng mục công trình.
– Đưa ra các giải pháp thực hiện dự án: giải phóng mặt bằng, tái định cư, thiết kế kiến trúc đối với công trình, khai thác dự án, sử dụng lao động tiến độ, phân kỳ, hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng.
– Có báo cáo đánh giá tác động môi trường, các giải pháp phòng, chống cháy nổ và các yêu cầu về an ninh, quốc phòng.
– Tổng mức đầu tư của dự án: nguồn vốn, huy động vốn, phương án hoàn trả vốn đối với dự án cần thu hồi vốn, chỉ tiêu tài chính, đánh giá hiệu quả dự án.
Nội dung thiết kế cơ sở của dự án:
– Giải pháp thiết kế chủ yếu, đảm bảo đủ điều kiện để xác định tổng mức đầu tư và triển khai.
– Thuyết minh thiết kế cơ sở dự án: tóm tắt nhiệm vụ thiết kế, thuyết minh công nghệ, xây dựng. Thuyết minh có thể trình bày riêng hoặc chung với bản thiết kế dự án.
3. Lập Báo cáo kinh tế – kỹ thuật về đầu tư
Hồ sơ pháp lý dự án đầu tư xây dựng cần chuẩn bị khi lập dự án đầu tư nhà máy GMP bao gồm:
– Căn cứ pháp lý và sự cần thiết đầu tư: cần ghi rõ các căn cứ pháp lý như các quyết định của cấp trên, kế hoạch đã được phê duyệt. Giải trình tóm tắt lý do cần phải đầu tư.
– Tên dự án và hình thức đầu tư: Cần được ghi rõ dự án đầu tư xây dựng mới, cải tạo, mở rộng, bảo trì.
– Chủ đầu tư: ghi rõ tên cơ quan đơn vị, cá nhân.
– Địa điểm và mặt bằng: phường (đường, phố)/xã, quận/huyện, thành phố/tỉnh.
– Khối lượng công việc: Khối lượng công việc đầu tư được ghi theo đơn vị thích hợp và được tính trên cơ sở định mức do UBND tỉnh, thành phố trung ương ban hành.
– Vốn đầu tư và nguồn vốn: Ghi tổng số vốn đầu tư và nguồn vốn.
– Thời gian khởi công và hoàn thành. Ngoài ra, đối với các dự án đầu tư xây dựng nhà máy… phục vụ sản xuất kinh doanh thì cần bổ sung thêm các nội dung trong báo cáo đầu tư:
– Sản phẩm, (dịch vụ) và quy mô công suất.
– Thiết bị (ghi rõ giá trị và nguồn cung cấp).
– Nguồn cung cấp nguyên liệu, vật liệu.
– Khả năng trả nợ (nếu có vốn vay) và thời hạn hoàn vốn.
– Biện pháp bảo vệ môi trường (nếu có dự án tác động xấu tới môi trường).
Ngoài ra, đối với các dự án đầu tư xây dựng dưới 100 triệu đồng không nhất thiết phải thực hiện đầy đủ các nội dung lập báo cáo dự án đầu tư nhà máy GMP.
>> Tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng
Chúng tôi hi vọng bài viết tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng sẽ cung cấp cho quý khách đầy đủ thông tin chi tiết về quy trình và các công việc liên quan đến việc lập dự án đầu tư nhà máy GMP.
Nếu quý vị cần tư vấn lập dự án đầu tư hoặc các thông tin khác liên quan đến việc lập dự án đầu tư nhà máy GMP hay thiết kế và thi công xây dựng trọn gói có thể liên hệ với GMPC Việt Nam. Với 12 năm kinh nghiệm trong việc thực hiện tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng, thiết kế và thi công nhà máy dược, mỹ phẩm, thực phẩm đạt tiêu chuẩn GMP … chúng tôi sẽ tư vấn và mang tới cho quý vị một dịch vụ hoàn hảo, giúp quý vị tiết kiệm thời gian và thuận lợi trong việc phát triển dự án.
Để được tư vấn quý khách xin vui lòng liên hệ:
Công ty cổ phần GMPC Việt Nam
Địa chỉ: Số 4 BT1 phố Bùi Xuân Phái, Phường Mỹ Đình 2, Quận Nam Từ Liêm, Thành Phố Hà Nội
Chi nhánh: Lầu 2 – số 156/1/1 Cộng Hòa, Phường 12, Quận Tân Bình, TP HCM
Hotline: 0982 866 668