Ngày nay nhu cầu sử dụng sữa để bổ sung dinh dưỡng của người dân ngày càng tăng cao. Nhu cầu cao nhưng khả năng cung cấp còn chưa đủ, chúng ta vẫn nhập khẩu sữa thành phẩm với giá cao trong khi sữa nguyên liệu lại rất rẻ. Vì vậy rất nhiều đơn vị muốn xây dựng nhà máy sữa để gia tăng sản phẩm, chủng loại sữa đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Vậy một nhà máy sản xuất sữa cần lưu ý điều kiện gì khi xây dựng, thiết kế? Hãy tham khảo nội dung dưới đây cùng GMPc Việt Nam - đơn vị đã có 10 năm kinh nghiệm tư vấn xây dựng nhà máy sản xuất sữa tiêu chuẩn GMP/ISO 22716.
I. Tại sao sữa cần sản xuất tại nhà máy đạt chuẩn chất lượng?
Các nhà sản xuất sữa thường xem xét công nghệ nhà máy sản xuất vì họ quan tâm đến sự lây lan của vi khuẩn, nấm men và nấm mốc có thể phát triển trong điều kiện ẩm ướt của các khu vực chế biến và được mang theo dòng không khí trong nhà máy sản xuất sữa. Mục đích của phòng sạch sản xuất sữa là giữ cho không khí trong khu vực lân cận ngay lập tức các sản phẩm sữa được xử lý không có chất gây ô nhiễm vi khuẩn như vậy.
Điều này dẫn đến việc giảm và trong một số trường hợp, loại bỏ nhu cầu thanh trùng hoặc các giai đoạn quy trình đông lạnh, cuối cùng dẫn đến một sản phẩm sữa tươi hơn, tốt hơn.
Trong xu hướng thúc đẩy việc xây dựng nhà máy sản xuất sữa ngày càng tăng, mối quan tâm về chế độ ăn uống và lo ngại về chất lượng thực phẩm nói chung là mối quan tâm hàng đầu. Có sự gia tăng trong tiêu dùng thực phẩm tươi, khiến nhiều nhà máy sản xuất sữa tránh xa việc sử dụng phụ gia và chất bảo quản.
Thực phẩm trải qua một số loại xử lý làm thay đổi bổ sung vi sinh vật bình thường của chúng (như sữa chua, pho mát và các sản phẩm từ sữa khác, sữa có hương vị và món khai vị) đặc biệt dễ bị vi khuẩn môi trường xâm chiếm. Bởi vì điều này, chế biến vô trùng thường được sử dụng để làm đầy hoặc chế biến sữa chua, sữa vô trùng hoặc phô mai mềm. Các cơ sở, nhà máy sản xuất sữa cố gắng tuân thủ luật pháp nghiêm ngặt về sản xuất và an toàn thực phẩm và chất lượng. Do đó, các cơ sở chế biến và sản xuất phải đạt tiêu chuẩn cao nhất.
II. Các tiêu chí khi xây dựng nhà máy sản xuất sữa
Khi xây dựng nhà máy sản xuất sữa, các chủ đầu tư luôn hướng tới việc nhà máy đáp ứng được những tiêu chí như:
- Đảm bảo sản phẩm an toàn chất lượng.
- Giá thành công xưởng là thấp nhất
- Tối đa hóa lợi nhuận
- Năng suất nhà máy đạt mức cao nhất
- Chi phí vận chuyển ít nhất
- Dự trữ nguyên liệu sản xuất sữa và lưu kho sản phẩm hợp lý nhất
- Tiêu hao năng lượng ít nhất
- Nhà máy sữa hoạt động ổn định nhất.
III. Những lưu ý cần quan tâm khi bắt đầu xây dựng nhà máy sản xuất sữa
1. Xác định vốn, quy mô và chi phí cần thiết quy trình xây dựng nhà máy
Điều đầu tiên các DN phải tính tới đó là nguồn tài chính của DN mình. Khi bắt đầu xây dựng nhà máy quy mô nhỏ cũng cần có kinh phí. Ngoài ra, số vốn còn phải thực hiện chi trả cho nhiều thứ của DN. Một số chi phí cơ bản như: tiền điện, nước, thuê nhà xưởng, lương công nhân, vận chuyển, … Và còn rất nhiều chi phí phát sinh khác trong quá trình sản xuất.
2. Xác định vị trí, địa điểm xây dựng nhà máy sản xuất sữa
Đặc điểm cần có của vị trí xây dựng nhà máy sản xuất sữa
a) Đặc điểm tự nhiên
Nhà máy nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 25 độ C, độ ẩm không khí lý tưởng khoảng 60-70%.
b) Khả năng cung cấp nguyên liệu
Để nhà máy sản xuất sữa ổn định thì nguyên liệu sản xuất phải được cung cấp ổn định. Nguyên liệu được sử dụng ở đây chủ yếu là sữa bột gầy và sữa tươi. Vì vậy nhà máy cần được đặt ở những nơi thuận tiện giao thông để dễ dàng vận chuyển nguyên liệu nhập khẩu và vùng phụ cận nhà máy có thể xây dựng trang trại bò.
c) Khả năng ổn định của nguồn điện
Để đảm bảo nguồn điện phục vụ sản xuất, mạng lưới điện của nhà máy sản xuất sữa cần được thiết kế phù hợp với công suất vận hành. Bên cạnh đó cũng cần lên phương án máy phát dự phòng đề phòng trường hợp mất điện cũng không ảnh hưởng đến hoạt động của nhà máy.
d) Nguồn cung cấp nước
Nước trong nhà máy sữa là yếu tố vô cùng quan trọng, tùy vào quy mô của nhà máy mà có những yêu cầu về hệ thống cấp nước khác nhau. Nhà máy nên có hệ thống giếng khoan và trạm xử lý nước riêng để chủ động trong sản xuất.
e) Hệ thống thoát nước và xử lý chất thải
Chú ý đến hệ thống thoát nước là việc rất cần thiết đối với một nhà máy sữa. Chất thải của nhà máy cần phải được xử lý trước khi thải ra môi trường.
f) Giao thông
Trong khu vực nhà máy cần có mạng lưới giao thông thuận tiện cho việc đi lại, vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm.
g) Sự hợp tác hóa
Nhà máy cần đặt ở những nơi có nhiều những nhà máy phụ trợ khác như về thiết bị, nguyên vật liệu, nhân lực để có thể dễ dàng hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau trong trường hợp cần thiết.
h) Thị trường tiêu thụ sản phẩm
Thị trường tiêu thụ sản phẩm chính cần có vị trí gần với nhà máy sản xuất sữa để giảm chi phí vận chuyển. Có thể cân nhắc cung cấp sản phẩm cho các khu công nghiệp xung quanh, hình thành mạng lưới phân phối sản phẩm trước tiên là ở những vùng lân cận có bán kính 50km.
3. Thiết kế chi tiết xây dựng nhà máy sản xuất sữa
Việc thiết kế xây dựng nhà máy hưởng rất lớn đến quá trình hoạt động sản xuất, đảm bảo phù hợp với các tiêu chí cũng như nhu cầu chủ đầu tư. Nếu chỉ có 1 nhà xưởng với quy mô nhỏ, DN sẽ cần phải tính toán thật kỹ. Đâu sẽ là không gian sản xuất và đâu sẽ là không gian nhà kho trong nhà xưởng? Nếu sắp xếp một cách hợp lý, quá trình hoạt động sản xuất sẽ diễn ra suôn sẻ hơn. Đồng thời, quá trình vận chuyển hàng hóa ra vào khu vực nhà xưởng cũng dễ dàng hơn.
Khi thiết kế và xây dựng nhà máy sản xuất sữa cần tuân thủ các phương pháp kỹ thuật sau:
- Ngăn ngừa đến mức thấp nhất sự nhiễm bẩn khi sản xuất.
- Bố trí mặt bằng thuận lợi cho công tác bảo dưỡng duy tu, tẩy trùng và hạn chế tối đa mức độ ô nhiễm không khí bên trong nhà máy
- Sử dụng nguyên vật liệu xây dựng phù hợp, đảm bảo không sản sinh ra các chất độc hại khi tiếp xúc với thực phẩm, đảm bảo độ bền, dễ dàng làm sạch và thuận tiện bảo dưỡng.
- Các phương án kiểm soát nhiệt độ, độ ẩm và phương án bảo vệ thực phẩm hiệu quả trước dịch hại từ bên ngoài.
4. Lựa chọn dây chuyền, công nghệ sản xuất
Cùng một dạng sản phẩm, có nhiều công nghệ/quy trình sản xuất khác nhau; Cùng một chức năng hoạt động, có nhiều thiết bị/nhà cung cấp khác nhau. Do vậy, sau khi đã xác định rõ danh mục, quy cách sản phẩm Dự án nhà máy sữa sẽ sản xuất, định hướng phát triển sản phẩm trong tương lai, việc lựa chọn quy trình công nghệ, thiết bị đúng sẽ đảm bảo bảo tính thống nhất của hệ thống, tối ưu hóa chi phí đầu tư và mang lại những hiệu quả lâu dài trong quá trình hoạt động của Dự án.
Lựa chọn Công nghệ, Quy trình sản xuất chính xác ngay từ đầu giúp cho việc Thiết kế Mặt bằng công nghệ, các giải pháp Xây dựng, lựa chọn Hệ thống phụ trợ phù hợp, đáp ứng đúng yêu cầu của Sản xuất. Những dây truyền công nghệ tiên tiến sẽ cho ra đời những sản phẩm với chất lượng tốt nhất và đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
IV. Dịch vụ tư vấn xây dựng nhà máy sản xuất sữa đạt chuẩn GMP/ ISO 22000
Cũng như các ngành chế biến khác, ngành công nghiệp sữa phụ thuộc vào việc xây dựng và vận hành các nhà máy sản xuất chế biến sữa có giá trị cao và phức tạp. Sản xuất sữa trong nhà máy sản xuất đòi hỏi phải tập trung đặc biệt trong chế biến và kiểm soát ô nhiễm, đảm bảo chất lượng an toàn của sản phẩm.
Trải qua 10 năm hoạt động trong lĩnh vực tư vấn trọn gói xây dựng nhà máy sản xuất đạt chuẩn GMP các lĩnh vực Nhà máy sữa, Dược phẩm, Mỹ phẩm, TPBVSK,... GMPc đã trở thành đối tác tin cậy của các khách hàng trong nước và nước ngoài với các dự án tiêu biểu như:
• Nhà máy sữa: Nutifood, VitaDairy, Eneright,...
• Dược phẩm: Dược Hậu Giang, Mediplantex, Viện dược liệu...
• Mỹ phẩm: Topwhite, Hanaccos, Linh Hương, Vimac,..
• Thực phẩm Bảo vệ sức khỏe: CVI, ADC Trường cao đẳng dược TW Hải dương,..
• Chủ đầu tư nước ngoài: Kyoto Biken, Nippon Chemiphar,...
Nếu có bất cứ thắc mắc nào về quá trình xây dựng nhà máy sản xuất sữa, quý khách vui lòng liên hệ ngay với GMPC Việt Nam để được tư vấn và hỗ trợ.
Xem thêm:
Các gói dịch vụ tư vấn xây dựng nhà máy sản xuất sữa tiêu chuẩn GMP/ ISO 22000
Các dự án nhà máy sữa tiêu chuẩn GMP/ISO 22000 tư vấn bởi GMPc