Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng đóng vai trò quan trọng quyết định tính khả thi hoạt động đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất dược, mỹ phẩm, thực phẩm bảo vệ sức khỏe,... Trong bài viết dưới đây GMPc Việt Nam sẽ tổng hợp và đưa ra những kiến thức từ cơ bản đến nâng cao phân tích xoay quanh nội dung của báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng nhà máy GMP.
I. Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng là gì?
Căn cứ Khoản 1 Điều 3 Luật Xây dựng 2014 (sửa đổi 2020) giải thích định nghĩa như sau:
Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng là tài liệu trình bày các nội dung nghiên cứu sơ bộ về sự cần thiết, tính khả thi và tính hiệu quả của việc đầu tư xây dựng, làm cơ sở quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng.
Mục tiêu chính của báo cáo nghiên cứu tiền khả thi là cung cấp thông tin khách quan và minh bạch để đánh giá xem dự án có khả thi để đầu tư và thực hiện hay không. Báo cáo này thường được thực hiện bởi các chuyên gia, kỹ sư, nhà quản lý dự án và nhà đầu tư, và nó chứa đựng những phân tích và đánh giá sâu sắc về các khía cạnh sau đây:
1. Khả thi kỹ thuật: Đánh giá tính khả thi về mặt kỹ thuật, bao gồm đánh giá về cơ sở hạ tầng, công nghệ, thiết kế, và quy trình xây dựng.
2. Khả thi tài chính: Xác định mức đầu tư ban đầu, dự phòng chi phí, chi phí hoạt động, dự kiến lợi nhuận và thời gian hoàn vốn.
3. Khả thi kinh doanh: Đánh giá tiềm năng thị trường, cạnh tranh, yếu tố pháp lý, và môi trường kinh doanh nói chung.
4. Khả thi xã hội: Đánh giá tác động của dự án lên cộng đồng, môi trường, và xã hội, bao gồm cả những yếu tố văn hóa và đạo đức.
II. Quy trình lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư xây dựng?
Theo quy định tại Điều 9 Nghị định 15/2021/NĐ-CP hướng dẫn một số nội dung về quản lý dự án đầu tư xây dựng quy định về lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng cụ thể như sau:
- Việc lập Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi để xem xét, quyết định hoặc chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng được thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 52 của Luật Xây dựng năm 2014 được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 10 Điều 1 của Luật số 62/2020/QH14.
- Phương án thiết kế sơ bộ của Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng được thể hiện trên thuyết minh và bản vẽ, bao gồm các nội dung sau:
+ Bản vẽ thiết kế sơ bộ gồm: Sơ đồ vị trí, địa điểm khu đất xây dựng; sơ bộ tổng mặt bằng của dự án; bản vẽ thể hiện giải pháp thiết kế sơ bộ công trình chính của dự án;
+ Thuyết minh về quy mô, tính chất của dự án; hiện trạng, ranh giới khu đất; thuyết minh về sự phù hợp với quy hoạch (nếu có), kết nối giao thông, hạ tầng kỹ thuật xung quanh dự án; thuyết minh về giải pháp thiết kế sơ bộ;
+ Bản vẽ và thuyết minh sơ bộ về dây chuyền công nghệ và thiết bị công nghệ (nếu có).
- Việc lập sơ bộ tổng mức đầu tư của Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng thực hiện theo quy định của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng.
- Nội dung Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi quy định tại Điều 53 của Luật Xây dựng năm 2014 được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 11 Điều 1 của Luật số 62/2020/QH14, trong đó, theo yêu cầu từng dự án, thuyết minh Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi cần có một số nội dung cụ thể như sau:
+ Việc đáp ứng các điều kiện làm chủ đầu tư dự án theo quy định của pháp luật có liên quan (nếu có) đối với trường hợp chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với việc chấp thuận nhà đầu tư;
+ Dự kiến diện tích đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng cần chuyển đổi mục đích sử dụng để làm dự án đầu tư xây dựng (nếu có);
+ Đối với dự án khu đô thị, nhà ở cần có thuyết minh việc triển khai dự án đầu tư đáp ứng mục tiêu, định hướng phát triển đô thị, chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương trong từng giai đoạn (nếu có); sơ bộ cơ cấu sản phẩm nhà ở và việc dành quỹ đất phát triển nhà ở xã hội; sơ bộ phương án đầu tư xây dựng, quản lý hạ tầng đô thị trong dự án và kết nối với hạ tầng ngoài phạm vi dự án đối với dự án khu đô thị.
III. Nội dung Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng bao gồm những gì?
Điều 53 Luật Xây dựng 2014 (sửa đổi 2020) quy định về nội dung Báo cáo:
- Sự cần thiết đầu tư và các điều kiện để thực hiện đầu tư xây dựng.
- Dự kiến mục tiêu, quy mô, địa điểm và hình thức đầu tư xây dựng.
- Nhu cầu sử dụng đất và tài nguyên.
- Phương án thiết kế sơ bộ về xây dựng, thuyết minh, công nghệ, kỹ thuật và thiết bị phù hợp, cụ thể:
Phương án thiết kế sơ bộ của Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng được thể hiện trên thuyết minh và bản vẽ, bao gồm các nội dung sau:
+ Bản vẽ thiết kế sơ bộ gồm:
Sơ đồ vị trí, địa điểm khu đất xây dựng
Sơ bộ tổng mặt bằng của dự án
Bản vẽ thể hiện giải pháp thiết kế sơ bộ công trình chính của dự án
+ Thuyết minh về quy mô, tính chất của dự án
Hiện trạng, ranh giới khu đất
Thuyết minh về sự phù hợp với quy hoạch (nếu có), kết nối giao thông, hạ tầng kỹ thuật xung quanh dự án
Thuyết minh về giải pháp thiết kế sơ bộ
+ Bản vẽ và thuyết minh sơ bộ về dây chuyền công nghệ và thiết bị công nghệ (nếu có)
- Dự kiến thời gian thực hiện dự án.
- Sơ bộ tổng mức đầu tư, phương án huy động vốn; khả năng hoàn vốn, trả nợ vốn vay (nếu có); xác định sơ bộ hiệu quả kinh tế - xã hội và đánh giá tác động của dự án.
- Đánh giá sơ bộ tác động môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và nội dung khác theo quy định của pháp luật có liên quan.
Bên cạnh nội dung của Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng, việc thuyết minh Báo cáo cần có một số nội dung cụ thể tại khoản 4 Điều 9 Nghị định 15/2021/NĐ-CP như sau:
- Việc đáp ứng các điều kiện làm chủ đầu tư dự án theo quy định của pháp luật có liên quan (nếu có) đối với trường hợp chấp thuận chủ trương đầu tư đồng thời với việc chấp thuận nhà đầu tư;
- Dự kiến diện tích đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng cần chuyển đổi mục đích sử dụng để làm dự án đầu tư xây dựng (nếu có);
- Đối với dự án khu đô thị, nhà ở cần có thuyết minh việc triển khai dự án đầu tư đáp ứng mục tiêu, định hướng phát triển đô thị, chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở của địa phương trong từng giai đoạn (nếu có);
Sơ bộ cơ cấu sản phẩm nhà ở và việc dành quỹ đất phát triển nhà ở xã hội; sơ bộ phương án đầu tư xây dựng, quản lý hạ tầng đô thị trong dự án và kết nối với hạ tầng ngoài phạm vi dự án đối với dự án khu đô thị.
IV. Dịch vụ tư vấn lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi
GMPc Việt Nam cung cấp dịch vụ tư vấn lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi được thực hiện bởi các chuyên gia, chuyên viên và nhà tư vấn chuyên nghiệp trong lĩnh vực đầu tư và xây dựng nhà máy GMP. Dịch vụ tư vấn lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thường bao gồm các công việc sau:
• Phân tích sơ bộ thị trường, cung cấp cái nhìn tổng quan về tiềm năng và các yếu tố liên quan đến việc đầu tư
• Sự cần thiết đầu tư và các điều kiện, quy định pháp lý để thực hiện đầu tư xây dựng
• Dự kiến mục tiêu đầu tư xây dựng, địa đểm xây dựng và diện tích sử dụng đất, quy mô công suất và hình thức đầu tư xây dựng
• Đánh giá tác động của dự án liên quan đến việc thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, tái định cư; bảo vệ cảnh quan, môi trường sinh thái, an toàn trong xây dựng, phòng, chống cháy, nổ và các nội dung cần thiết khác
• Phương án thiết kế sơ bộ về xây dựng, thuyết minh, công nghệ, kỹ thuật và thiết bị phù hợp.
• Dự kiến thời gian thực hiện dự án
• Sơ bộ tổng mức đầu tư, phương án huy động vốn; khả năng hoàn vốn, trả nợ vốn vay (nếu có); xác định sơ bộ hiệu quả kinh tế - xã hội và đánh giá tác động của dự án.
Xem thêm:
Các dự án lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thực hiện bởi GMPc
Tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng nhà máy GMP
Nội dung Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng
Trên đây là nội dung về lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi được GMPc Việt Nam tổng hợp và đưa ra để quý Khách hàng tham khảo, nếu quý Khách hàng có bất cứ vướng mắc gì có thể liên hệ qua hotline CEO: 0982.866.668 để được hỗ trợ, giải quyết. Rất mong được hợp tác với quý khách hàng. Chân thành cảm ơn quý hàng!