Tùy vào từng loại hình và gói dịch vụ khác nhau mà chi phí xây dựng nhà máy đạt chuẩn GMP sẽ có sự khác nhau. Tuy nhiên về các loại vật tư, nguyên liệu và công việc cơ bản nhất vẫn là giống nhau. Hãy cùng GMPC Việt Nam tìm hiểu các khoản chi phí xây dựng thi công nhà máy tiêu chuẩn GMP để đảm bảo đạt những chất lượng tiêu chuẩn nhất.
1. Các khoản chi phí xây dựng thi công nhà máy tiêu chuẩn GMP
+ Chi phí xây dựng: chi phí phá dỡ công trình, xây dựng công trình tạm, chi phí xây dựng các hạng mục, công trình phụ trợ phục vụ cho quá trình thi công.
+ Chi phí thiết bị: Chi phí đào tạo và chuyển giao công nghệ, mua sắm trang thiết bị công trình nhà máy GMP và các thiết bị công nghệ, chi phí hiệu chỉnh, lắp đặt. Chi phí vận chuyển, bảo hiểm, khoản thuế và các loại phí thuê máy móc, thiết bị.
+ Chi phí quản lý dự án: bao gồm chi phí dùng để tổ chức thực hiện công việc quản lý dự án từ giai đoạn chuẩn bị cho đến khi kết thúc và đi vào hoạt động.
+ Chi phí tư vấn xây dựng: gồm chi phí tư vấn khảo sát thực tế, nghiên cứu. Chi phí thiết kế, kiểm tra giám sát xây dựng thi công nhà máy tiêu chuẩn GMP.
+ Chi phí các khoản dự phòng: như công việc có thể phát sinh và dự phòng cho yếu tố trượt giá trong khoảng thời gian thi công dự án.
+ Chi phí bồi thường và tái định cư: bao gồm chi phí bồi thường về đất, công trình hoặc các tài sản có liên quan. Chi phí tái định cư, hỗ trợ và tái định cư; chi phí sử dụng mặt bằng trong thời gian xây dựng. Chi phí phải trả cho phần hạ tầng kỹ thuật đã đầu tư xây dựng và một số chi phí có liên quan khác.
Các khoản chi phí xây dựng thi công nhà máy GMP phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Mỗi hạng mục công trình xây dựng thiết kế sẽ có những đặc điểm riêng biệt nên chí phí, bảng giá xây dựng sẽ khác nhau. Như vậy, để có được bảng báo giá xây dựng cụ thể và chính xác, doanh nghiệp cần gửi bản vẽ hoặc kế hoạch dự án cho đơn vị thi công.
2. Lưu ý trong quá trình thiết kế, xây dựng nhà xưởng
Khi tiến hành xây dựng nhà máy GMP cần lưu ý đến móng và nền nhà máy. Bởi nó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng công trình, giá thành xây dựng. Nếu nhà máy nằm trên vùng đất cứng, có cao độ cao so với nền xây dựng máy thì khi thi công nhà máy tiêu chuẩn GMP thì phần móng sẽ không cần gia cố móng như ép cọc, đóng cừ tràm. Ngược lại, nếu thi công móng nhà xưởng nằm trên vùng đất yếu thì phần gia cố móng rất quan trọng.
Riêng phần nền nhà máy đạt chuẩn GMP thì tùy theo công năng và mục đích dùng của nhà máy. Mà đơn vị thiết kế và thi công nhà máy tiêu chuẩn GMP có cách bố trí thép sàn nhà máy sao cho hợp lý. Ngoài ra, phần đổ bê tông nhà máy có thể theo độ dày 10, 20, 30 hay 50cm tùy thuộc vào mục đích sử dụng sau này.
>> Dịch vụ tư vấn toàn diện xây dựng nhà máy GMP
3. Những đặc thù khi xây dựng nhà máy GMP
Hiện nay, mỗi nhà máy GMP sẽ có một số yêu cầu riêng phù hợp với tính chất, mục đích khác nhau. Để tạo ra một nhà máy chất lượng, thiết kế phải đáp ứng được tất cả các yêu cầu.
Không gian phải phù hợp với số đông người sử dụng, phục vụ cho công cộng. Với mỗi nhà máy đạt chuẩn GMP, vấn đề về cách âm, cách nhiệt cần được bảo đảm. Bên cạnh đó, cần lưu ý việc chống thấm, chống nước vào công trình. Đặc biệt, vấn đề thoát hiểm phòng chống cháy nổ phải được chú trọng.
Tùy vào loại hình sản xuất mà sẽ có những yêu cầu về thiết bị, quy trình làm việc. Khi thiết kế và xây dựng nhà máy phải tuân thủ nghiêm ngặt những yêu cầu này.
Như vậy, có rất nhiều yếu tố làm ảnh hưởng tới chi phí, bảng giá xây dựng. Nên rất khó để đưa ra một giá chính xác, mỗi nhà thầu đưa ra một mức giá khác nhau.
Nếu bạn đang tìm đơn vị tư vấn xây dựng, thi công nhà máy tiêu chuẩn GMP uy tín, chuyên nghiệp, tận tâm, luôn đảm bảo thi hành đúng tiến độ và chế độ bảo hành. Công ty cổ phần GMPC Việt Nam sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo dành cho bạn. Hãy liên hệ với chúng tôi qua Hotline: 0982.866.668 để được tư vấn, giải đáp rõ ràng.