Nhà máy đạt chuẩn GMP là cụm từ được nhắc tới thường xuyên trong lĩnh vực sản xuất, gia công mỹ phẩm, dược phẩm, thực phẩm chức năng. Vậy tại sao các nhà máy sản xuất cần phải đạt chuẩn GMP? Nhà máy đạt chuẩn GMP đem lại những lợi ích gì cũng như khó khăn gì cho chủ đầu tư? Cùng tìm hiểu qua bài viết dưới đây:
1. Lợi ích khi đầu tư nhà máy sản xuất đạt tiêu chuẩn GMP
Nhà máy đạt chuẩn GMP là cơ sở để khẳng định chất lượng sản phẩm thực phẩm chức năng, mỹ phẩm hoặc dược phẩm. Đây là một bước tiến quan trọng trong việc giám sát, nâng cao chất lượng các sản phẩm sản xuất, gia công. Việc siết theo tiêu chuẩn GMP, những cơ sở không đủ điều kiện sản xuất sẽ phải đóng cửa.
Khi đã có được sự tin tưởng của khách hàng, doanh nghiệp sẽ không cần phải lo lắng về sức tiêu thụ của sản phẩm nữa. Lợi nhuận sẽ từ đó được hình thành. Doanh nghiệp sẽ đến gần hơn với thành công.
Bên cạnh đó, đầu tư nhà máy đạt chuẩn GMP sẽ giúp nâng tầm vị thế doanh nghiệp và tạo sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh. Nhà máy đạt chuẩn GMP là nền tảng để phát triển các hoạt động truyền thông quảng bá doanh nghiệp cũng như tạo cơ hội vươn tầm thương hiệu quốc tế, xuất khẩu sang các thị trường nước ngoài.
Việc đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất TPCN hay nhà máy dược phẩm, mỹ phẩm khá tốn kém, chi phí đầu tư có thể lên tới hàng chục tỉ đồng nhưng lợi ích mang lại là rất lớn, đặc biệt là về lâu dài. Đó là lí do vì sao các đơn vị lớn có tiếng đầu ngành luôn đặt tiêu chuẩn GMP cho nhà máy lên hàng đầu.
Xem thêm: Quy định về thực hành tốt sản xuất thuốc theo tiêu chuẩn WHO GMP
Tổng hợp quy định về điều kiện sản xuất mỹ phẩm theo nghị định 93
2. Xây dựng nhà máy sản xuất đạt chuẩn GMP bao gồm những phần chính nào?
Một nhà máy sản xuất thực phẩm chức năng đạt chuẩn GMP được xây dựng dựa trên 3 phần chính sau:
- Phần cứng bao gồm: Nhà xưởng sản xuất; Phần xây dựng thô; Kết cấu khu vực sản xuất đường đi một chiều; Hệ thống HVAC; Nước dùng trong sản xuất thuốc; Hệ thống xử lý nước thải; Phòng kiểm nghiệm; Hệ thống kho: nguyên liệu, bao bì, thành phẩm, kho cháy nổ.
- Phần mềm bao gồm: Bộ hồ sơ giới thiệu về công ty, tổ chức nhân sự; Sơ đồ thiết kế kỹ thuật; Tài liệu và hồ sơ thực hành tốt; Tài liệu và hồ sơ thẩm định; Tài liệu và hồ sơ tự thanh tra.
- Nhân sự: Con người là yếu tố quan trọng. Người chủ doanh nghiệp hoặc cán bộ phụ trách sản xuất của cơ sở sản xuất TPCN/TPBVSK đạt GMP tối thiểu phải có bằng đại học trong lĩnh vực chuyên ngành mà cơ sở sản xuất. Ngoài ra hoạt động đào tạo, huấn luyện nhân sự cần có kế hoạch thường xuyên.
Xem thêm: Quy trình xây dựng nhà máy sản xuất TPCN đạt chuẩn GMP
Hệ thống cơ sở vật chất máy sản xuất đạt tiêu chuẩn GMP
3. Lựa chọn đơn vị nào để tư vấn xây dựng nhà máy sản xuất chuẩn GMP
Các doanh nghiệp sản xuất TPCN, TPBVSK trước đây chỉ chú trọng tới kinh doanh, chưa có kinh nghiệm chuẩn mực trong thiết kế, xây dựng nhà xưởng và huấn luyện GMP. Để giảm chi phí đầu tư xây dựng GMP, các doanh nghiệp cần có kế hoạch kỹ lưỡng, đưa ra phương án tối ưu được chi phí đầu tư nhưng vẫn phải đảm bảo chất lượng của công trình. Vì vậy, việc lựa chọn đơn vị xây dựng GMP phải đảm bảo được chất lượng, tiến độ của dự án, cũng như tối ưu được bản thiết kế và chi phí xây dựng của dự án khi triển khai.
Xem thêm: 5 tiêu chí lựa chọn công ty tư vấn xây dựng nhà máy đạt chuẩn GMP
GMPc Việt Nam là một trong những đơn vị đi đầu trong lĩnh vực tư vấn xây dựng nhà máy đạt chuẩn GMP. Chúng tôi đã có 9 năm kinh nghiệm thực tế song hành cùng hơn 150 dự án nhà máy đứng đầu các lĩnh vực dược phẩm, mỹ phẩm, TPCN, nhà kho,..Nếu quý khách đang có vấn đề cần giải đáp hoặc gặp khó khăn khi triển khai dự án hãy liên hệ ngay với GMPc Việt Nam qua hotline CEO 0982.866.668 hoặc email contact@gmp.com.vn