Theo thống kê của Cục Quản lý Dược Việt Nam, ngành sẽ tăng trưởng tiếp tục hai con số trong vòng 5 năm tới và đạt 7,7 tỷ USD vào 2021. Tại Việt Nam ngành dược vẫn còn nhiều hạn chế như sự phụ thuộc lớn vào nhập khẩu nguyên liệu, chưa tận dụng hết tiềm năng phát triển của đông dược và dược phẩm sản xuất chưa đảm bảo chất lượng. Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp dược Việt Nam ngày càng chú trọng đầu tư nâng cấp nhà máy hướng tới các tiêu chuẩn cao hơn như EU-GMP, PIC/S, JAPAN - GMP… đồng thời các chuỗi dược phẩm bán lẻ đang tích cực hoàn thiện chuỗi phân phối, mở rộng mạng lưới tiêu thụ sản phẩm, đồng thời ứng dụng hiệu quả công nghệ 4.0 trong các hoạt động.
Ngành dược Việt Nam tăng trưởng hai con số đến năm 2021
Việt Nam hiện được xếp vào nhóm những nước có ngành dược mới nổi (Pharmerging- theo phân loại của tổ chức IQVIA Institute). Dân số đang bước vào giai đoạn “già hóa” (World Bank cảnh báo, Việt Nam đang trải qua giai đoạn tốc độ già hóa dân số nhanh nhất từ trước tới nay, tỷ trọng dân số từ 65 tuổi trở lên là 6,5% vào năm 2017, dự kiến sẽ đạt 21% vào năm 2050), đồng nghĩa với nhu cầu chăm sóc sức khỏe đang tăng lên.
Bên cạnh đó, mức độ sẵn sàng chi trả cho các dịch vụ y tế có xu hướng tăng lên do thu nhập bình quân đầu người và trình độ dân trí được cải thiện, trong khi môi trường sống ngày càng có nguy cơ ô nhiễm cao làm gia tăng ngày càng nhiều loại bệnh tật… là yếu tố chính dẫn đến sự phát triển tất yếu của ngành dược.
Theo thống kê của Cục Quản lý Dược Việt Nam, ngành sẽ tăng trưởng tiếp tục hai con số trong vòng 5 năm tới và đạt 7,7 tỷ USD vào 2021 và đạt 16,1 tỷ USD năm 2026 (theo IBM), với tỷ lệ tăng trưởng kép lên tới 11% tính theo đồng Việt Nam.. Đây cũng là kết luận được rút ra từ cuộc khảo sát các doanh nghiệp và chuyên gia trong ngành dược gần đây của CTCP Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report).
Ngành dược phụ thuộc nguồn nguyên liệu generic, chưa tận dụng hết tiềm năng phát triển đông dược
Theo Vietnam Report, 100% doanh nghiệp được hỏi cho biết vấn đề khó khăn lớn nhất doanh nghiệp đang gặp phải hiện nay là “bị phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu chủ yếu được nhập khẩu từ nước ngoài”. Năm 2017, Việt Nam nhập khẩu 375 triệu USD nguyên phụ liệu dược phẩm, 78% trong số đó là từ Trung Quốc và Ấn Độ – là hai nguồn cung cấp thuốc chủ yếu cho các nước đang phát triển có tham gia sản xuất thuốc generic.
Trong khi đó, Việt Nam là nước có nguồn dược liệu phong phú. Cục Quản lý Y dược cổ truyền (Bộ Y tế) cho biết, trong tổng số trên 5.000 loài cây và nấm làm thuốc đã biết, có nhiều loài có tiềm năng khai thác tạo nguồn nguyên liệu làm thuốc phục vụ nhu cầu thị trường. Về nhu cầu sử dụng, khoảng 80% dân số ở các nước đang phát triển sử dụng y học cổ truyền hoặc thuốc từ thảo dược để chăm sóc và bảo vệ sức khỏe.
Vietnam Report nhận định tiềm năng phát triển lớn, tuy nhiên, sản xuất đông dược chỉ đang chiếm thị phần rất nhỏ, xấp xỉ 1 – 1,5%. Đây cũng là điểm hạn chế của ngành sản xuất dược trong nước hiện nay khi chưa có sự đầu tư thích hợp cho dòng sản phẩm đông dược dễ dùng, tiện lợi, có tính an toàn cao, thoát khỏi việc phụ thuộc nguyên liệu nhập để tối ưu giá thành sản xuất.
Ngành dược Việt Nam: hạn chế nhà máy sản xuất dược phẩm đạt chuẩn GMP
WHO – GMP là tiêu chuẩn “ Thực hành tốt sản xuất thuốc” được quy định thực hiện đối với các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm. Đây là hàng rào đầu tiên và quan trọng nhất đòi hỏi các nhà máy sản xuất dược phẩm phải vượt qua nếu muốn xuất khẩu dược phẩm.
Hiện tại cả nước mới chỉ có khoảng 180 doanh nghiệp sản xuất dược phẩm bao gồm cả doanh nghiệp nội địa và doanh nghiệp FDI, và 224 nhà máy trong nước đạt chuẩn GMP- WHO, nên chúng ta vẫn không có lợi thế cạnh tranh so với các nước khác, như Trung Quốc và Ấn Độ.
Chính vì vậy, trước mắt Việt Nam cần tập trung xây dựng nhà máy sản xuất dược phẩm đạt tiêu chuẩn “Thực hành tốt sản xuất thuốc GMP – WHO để khẳng định chất lượng sản phẩm và hướng tới xuất khẩu dược phẩm.
Mẫu giấy chứng nhận thực hành tốt sản xuất thuốc WHO - GMP
>>> Xem thêm: Tiêu chuẩn WHO GMP là gì? Những yêu cầu đối với nhà máy dược đạt tiêu chuẩn GMP
Ngành dược 2021, xu thế đầu tư mới
Theo Công ty Nghiên cứu thị trường Euromonitor International, mức chi tiêu thuốc bình quân theo đầu người ở Việt Nam chỉ mới dừng lại ở mức 49,9 USD vào năm 2016, bằng 1/3 mức trung bình của thế giới (147,4 USD), và mới chỉ mới bằng khoảng một nửa mức trung bình của các nước pharmerging.
Miếng bánh này đã hấp dẫn nhiều tập đoàn nước ngoài như Abbott (sở hữu 51,7% cổ phần của Domesco và mua lại Glomed Pharmaceutical), Taisho (tăng sở hữu tại Dược Hậu Giang lên 34,3%), Stada Service Holding B.V (được chấp thuận tăng tỷ lệ sở hữu lên tối đa 72% tại Pymepharco), Adamed Group (đã thâu tóm 70% cổ phần của Davipharm)… Trong nước, ngành dược cũng đã và đang thu hút đầu tư chiến lược của nhiều tên tuổi lớn như Vingroup, FPT, Masan Group, Vinamilk, Thế giới Di Động, Digiworld…
Các doanh nghiệp dược kỳ vọng, việc bắt tay với doanh nghiệp nước ngoài sẽ mang thêm vốn, công nghệ và nguồn nhân lực chất lượng cao cho các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm trong nước, hướng tới các dòng sản phẩm đạt tiêu chuẩn cao hơn như EU-GMP, PIC/S, JAPAN - GMP…, trong khi việc kết nối với các nhà bán lẻ lớn sẽ giúp hoàn thiện chuỗi phân phối, mở rộng mạng lưới tiêu thụ sản phẩm, đồng thời ứng dụng hiệu quả công nghệ 4.0 hiện nay.
Dược Hậu Giang đi đầu thị trường Việt Nam đạt chứng nhận JAPAN - GMP
>> Xem thêm: Japan-GMP là gì? Tiêu chí khắt khe để nhà máy sản xuất thuốc đạt chuẩn Japan-GMP
Ngành dược 2021, M&A tiếp tục lên ngôi
Việt Nam được xem là điểm đến hấp dẫn để các tập đoàn dược phẩm đa quốc gia thành lập cơ sở sản xuất, từ đó xuất sang các quốc gia khác. Rất nhiều dự án có quy mô khá lớn đã được khởi động như dự án xây dựng nhà máy sản xuất thuốc tại Khu Công nghệ cao Sài Gòn (TP.HCM) giữa Tổng Công ty Dược Việt Nam (Vinapharm) và Tập đoàn Dược phẩm Sanofi của Pháp với tổng mức đầu tư 80 triệu USD.
Mới đây, thị trường dược Việt Nam đã chính thức đón nhận thêm một nhà sản xuất dược lớn của thế giới là AstraZeneca Việt Nam trực thuộc Tập đoàn AstraZeneca (Anh). Tập đoàn này cam kết đầu tư khoảng 5.000 tỉ đồng (xấp xỉ 220 triệu USD) vào Việt Nam giai đoạn 2020-2024.
Đáng chú ý, AstraZeneca Việt Nam đã ký kết hợp tác với nhiều đơn vị trong nước, trong đó có lĩnh vực phân phối dược phẩm. Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn cho rằng: “Đây là một trong những thỏa thuận đầu tiên giữa một doanh nghiệp phân phối thuốc trong nước với một tập đoàn dược phẩm đa quốc gia”. Theo lộ trình, trong thời gian tới sẽ tiếp tục có nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam theo đúng quy định.
Nhìn chung, ngành dược Việt Nam 2021 còn rất nhiều tiềm năng phát triển, tuy nhiên việc đầu tư mở rộng, tăng năng suất, nâng cấp nhà máy đạt chuẩn GMP, hoạt động nghiên cứu phát triển còn hạn chế. Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp trong ngành dược cần xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp, tăng cường công tác quản trị rủi ro đặc biệt là công tác dự trữ nguyên liệu, ứng dụng công nghệ thông tin trong sản xuất và kinh doanh, nhằm đạt được mục tiêu phát triển của từng doanh nghiệp cũng như xu hướng phát triển của ngành và hội nhập kinh tế toàn cầu.
Với kinh nghiệm 10 năm tư vấn GMP cho hơn 190 dự án nhà máy GMP trên toàn quốc, GMPc Việt Nam cung cấp dịch vụ tư vấn xây dựng nhà máy dược phẩm tiêu chuẩn WHO GMP/ EU GMP trọn gói bao gồm:
+ Tư vấn lập kế hoạch đầu tư xây dựng nhà máy GMP
+ Tư vấn lựa chọn công nghệ, thiết bị kiểm nghiệm
+ Tư vấn thiết kế mặt bằng chi tiết, mặt bằng công nghệ nhà máy GMP
+ Đào tạo, hướng dẫn thực hành GMP
+ Hướng dẫn xây dựng hồ sơ, tài liệu thẩm định GMP
Xem thêm:
Nhà máy dược phẩm Ninh Bình tiêu chuẩn WHO-GMP
Nhà máy dược phẩm công nghệ cao CVI Pharma tiêu chuẩn WHO-GMP
Nhà máy sản xuất dược phẩm Mediplantex tiêu chuẩn EU GMP
Nếu Quý khách đang vướng mắc trong tiến trình thực hiện xây dựng nhà máy sản xuất thuốc đạt chuẩn GMP, hãy liên hệ Công ty Cổ phần GMPC Việt Nam để được tư vấn, đồng hành cùng doanh nghiệp.
Công ty Cổ phần GMPc Việt Nam
Trụ sở chính (Hà Nội): số 4BT1- Bùi Xuân Phái- Mỹ Đình 2- quận Nam Từ Liêm
VPĐD tại thành phố HCM: Lầu 2 – Số 156/1/1 Cộng Hòa, Phường 12, Quận Tân Bình
Tel: 0243.787.2242 | Hotline: 0982.866.668
Website: gmp.com.vn