Theo các báo cáo tổng hợp, thị trường sữa và các sản phẩm từ sữa không quá khả quan trong năm 2023. Khoảng thời gian chống chọi với dịch Covid-19 gây đứt gãy chuỗi cung ứng toàn cầu đã khiến cho nguồn cung cấp thức ăn cho chăn nuôi tăng chi phí dẫn đến tăng giá. Kết hợp với đó là ảnh hưởng từ chiến tranh Nga-Ukraine cũng đã góp phần làm cho nguồn nguyên liệu đầu vào của ngành chế biến sữa tăng mạnh.
Vậy liệu thị trường sữa Việt Nam 2023 – 2024 có triển vọng phục hồi giữa bối cảnh khó khăn chung toàn cầu hiện nay? Tham khảo bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn.
I. Tổng quan thị trường sữa Việt Nam 6 tháng đầu năm 2023
1. Tình hình chung thị trường sữa Việt Nam nửa đầu năm 2023
Theo báo cáo tổng hợp, kim ngạch nhập khẩu của thị trường sữa và sản phẩm từ sữa trong 4 tháng đầu năm 2023 đạt 406,39 triệu USD, giảm khoảng 9,7% so với 4 tháng đầu năm 2022.
Riêng trong tháng 4/2023, kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này đạt mức 89,83 triệu USD, giảm đến 26,4% so với tháng 3/2023 và 20% so với tháng 4/2022.
Theo báo cáo, New Zealand, Mỹ, Pháp và Thái Lan là các thị trường chủ yếu cung cấp sữa và sản phẩm từ sữa cho Việt Nam. Trong đó, 4 tháng đầu 2023, thị trường sữa Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất từ New Zealand, với 178,22 triệu USD. Chiếm tới 43,9% tổng kim ngạch nhập khẩu thị trường sữa của cả nước, tăng 23% so với 4 tháng đầu năm 2022.
Bên cạnh đó, nhập khẩu sữa và sản phẩm sữa từ thị trường Mỹ lại giảm mạnh 59,4% so với 4 tháng đầu năm 2022. Chỉ đạt ở mức 32,81 triệu USD, chiếm 8,1% tổng lượng nhập khẩu. Nhập khẩu từ Australia của thị trường sữa Việt Nam cũng giảm mạnh tới 48,8%, chỉ đạt 17,66 triệu USD, chiếm 4,4%. Ngoài ra tình hình nhập khẩu từ một số thị trường khác như: từ Pháp đạt 18,22 triệu USD, chiếm 4,5%, tăng 22,7% và Thái Lan đạt 18,03 triệu USD, chiếm 4,44%, giảm 19,4%.
2. Ngành sữa Việt Nam trước áp lực giá nguyên liệu đầu vào cao kỷ lục
Bên cạnh sự sụt giảm tình hình kinh doanh thị trường sữa trong nước, giá sữa nguyên liệu trên thế giới lại đang tăng 60% khiến các doanh nghiệp trong nước lao đao, phải thực hiện tăng giá và tìm cách cân đối chi phí.
Theo báo cáo tổng hợp, trong 6 tháng đầu năm, giá nguyên liệu sữa tại châu Âu đã 2 lần lập đỉnh mới lên mức 5.100 euro/tấn và tại khu vực Nam Mỹ là 4.300 USD/tấn. So với cùng kỳ 2022, năm nay Việt Nam đã đẩy mạnh hơn nhập khẩu sữa nguyên liệu từ Mỹ.
Còn đối với nguồn nguyên liệu nhập từ New Zealand – nguồn nhập khẩu chính của thị trường sữa Việt Nam, lại đang giảm do sản lượng bị hạn chế hơn vì ảnh hưởng của Covid-19 khiến nước này thiếu lao động. Điều này đã càng góp phần khiến giá nguyên liệu đầu vào của các doanh nghiệp thị trường sữa trong nước tăng cao.
Trước sức ép của giá nguyên liệu đầu vào, nhiều thương hiệu thị trường sữa trong nước đã thay đổi giá mới. Theo báo cáo tổng hợp, sữa chua, sữa nước và sữa bột nội địa cũng như nhập khẩu đều đã được điều chỉnh tăng từ 5 đến 10% trong các tháng đầu năm.
Tuy nhiên, tín hiệu tích cực theo giới phân tích nhận định, giá bột sữa sẽ hạ nhiệt trong nửa sau 2023 do nhu cầu nhập khẩu từ Trung Quốc giảm và nhu cầu tiêu thụ của thị trường sữa trên toàn cầu đang yếu đi trong ngắn hạn. Do vậy, đây sẽ là cơ hội cho các nhà sản xuất sữa ghi nhận biên lợi nhuận gộp phục hồi trong 2023 khi áp lực từ chi phí nguyên vật liệu bắt đầu giảm bớt.
Tín hiệu đáng mừng tiếp theo là giá bột sữa (USD/tấn) – nguyên liệu cho sản xuất sữa đã hạ nhiệt. Tính đến ngày 21/3/2023, giá bột sữa đã giảm dần 29,8% so với cùng kỳ và giảm thấp hơn 32,1% so với mức đỉnh vào cùng kỳ tháng 3/2022.
Giá bột sữa được dự báo sẽ tiếp tục giảm đến cuối năm 2023 do nhu cầu nhập khẩu tại Trung Quốc giảm và nhu cầu tiêu thụ sữa trên toàn cầu đang suy yếu trong ngắn hạn, trong khi sản lượng bột sữa sẽ tăng trong năm 2023.
3. Các ông lớn ngành sữa đang đón những tín hiệu phục hồi sau thời kỳ lao đao
Năm 2023, ông lớn thị trường sữa – Vinamilk đã đặt kế hoạch đạt tổng doanh thu 63.380 tỷ đồng, tăng 5,5% và đạt lợi nhuận sau thuế ở mức 8.622 tỷ đồng. Tuy nhiên, quý I/2023, lợi nhuận của doanh nghiệp thị trường sữa lại có xu hướng đi lùi so với cùng kỳ do áp lực từ chi phí, riêng chỉ có Mộc Châu Milk báo lãi tăng gần 18%, đạt 101 tỷ đồng.
Theo ban lãnh đạo Vinamilk, sữa hiện là mặt hàng có mức độ nhạy cảm cao do phần lớn người tiêu dùng Việt Nam chưa coi sữa là một sản phẩm dinh dưỡng thiết yếu. Do đó, nhu cầu tiêu thụ đối với các sản phẩm thị trường sữa sẽ yếu đi khi người tiêu dùng phải thắt chặt thói quen chi tiêu. Bên cạnh đó, Vinamilk đang phải đối mặt với áp lực cạnh tranh ngày càng tăng ở hầu hết các dòng sản phẩm từ sữa, đặc biệt là ở phân khúc sữa bột.
Tuy nhiên sang đến quý 2 năm nay, theo báo cáo sơ bộ tình hình kinh doanh, ông lớn thị trường sữa ghi nhận tín hiệu kinh doanh tích cực hơn hẳn khi tổng doanh thu quý 2 đạt 15.200 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 2.220 tỷ đồng. Đánh dấu sự tăng trưởng lần lượt ở mức 1.6% và 5.6% so với cùng kỳ năm 2022, đồng thời tăng 8.9% và 16.5% so với quý 1.
Lũy kế 6 tháng, ước tính đạt doanh thu của Vinamilk đạt gần 29.200 tỷ đồng và lãi sau thuế hơn 4.100 tỷ đồng. So với mục tiêu đặt ra tại ĐHĐCĐ thường niên 2023, Vinamilk đã thực hiện được 46% kế hoạch doanh thu và gần 48% chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế đặt ra ban đầu.
Lợi nhuận sau thuế hợp nhất của Vinamilk
Bên cạnh Vinamilk, tại Việt Nam, hầu hết doanh nghiệp sữa đều đang “căng mình” chịu sức ép từ giá nguyên liệu đầu vào tăng cao, cùng với tình trạng lạm phát khiến sức tiêu thụ giảm.
Là ông lớn đầu ngành, Vinamilk cho biết, 6 tháng đầu năm giá sữa nguyên liệu tăng 60-70%, thậm chí có nhóm tăng 100%. Cùng với đó, thức ăn chăn nuôi và giá cước vận chuyển tăng phi mã đã góp phần đẩy chi phí sản xuất lên cao.
Hiển nhiên, TH True Milk, Nutifood, VPMilk – những thương hiệu lớn của thị trường sữa cũng không nằm ngoài bối cảnh trên. Hầu hết các hãng sữa đều đã điều chỉnh giá bán ra trên thị trường. Theo các chuyên gia, tỷ lệ này tăng giá này đang bị thấp hơn so với giá nguyên liệu đầu vào. Do đó, lợi nhuận thị trường sữa năm nay được các công ty chứng khoán nhận định là thấp hơn so với các năm trước đó.
Theo báo cáo tổng hợp từ các sàn thương mại điện tử, doanh số của các sản phẩm TH True milk trong tháng 7/2023 vừa qua đạt mức cao nhất 8.7 tỷ đồng và 35.8 nghìn về sản lượng. Quy mô thị trường của TH true milk trong tháng 7/2023 cũng đạt mức 8.7 tỷ về doanh số và tăng trưởng tốt hơn so với tháng 06/2023 61.5%.
Một ông lớn khác trong thị trường sữa tươi, Dalat Milk, theo báo cáo trên các sàn thương mại điện tử, quy mô thị trường của Dalat milk tháng trong tháng 6/2023 đạt 220.0 triệu về doanh số và tăng trưởng tốt hơn so với tháng 5/2023 54.1%. Mặc dù đón tín hiệu tăng trưởng tốt nhưng xét về tổng chung trong 6 tháng gần nhất, doanh thu của Dalat Milk lạ giảm -39.2 % so với 6 tháng liền kề trước đó.
II. Cơ hội phục hồi và tăng trưởng của thị trường sữa Việt Nam 2023
1. Có hay không cơ hội phục hồi bằng thời điểm trước dịch của thị trường sữa Việt?
Bình quân mỗi năm Việt Nam có 1 triệu trẻ em được sinh ra và cũng là đối tượng sử dụng sản phẩm từ sữa nhiều nhất trong những năm đầu đời. Dân số Việt Nam cũng có xu hướng phát triển, từ đó gia tăng tệp khách hàng tiềm năng cho thị trường sữa Việt Nam.
Theo VIRAC, quy mô thị trường sữa dự kiến sẽ tăng trưởng từ 613,96 tỷ USD ở năm 2023 lên 840 tỷ USD vào năm 2028, với CAGR là 6.47% trong giai đoạn dự báo (2023-2028).
Dự báo về thị trường sữa trong năm 2023, các chuyên gia nhận định giá bột sữa sẽ hạ nhiệt do nhu cầu nhập khẩu từ Trung Quốc giảm và nhu cầu tiêu thụ sữa trên toàn cầu có thể yếu đi trong ngắn hạn. Do vậy, các nhà sản xuất sữa sẽ có cơ hội ghi nhận biên lợi nhuận gộp được phục hồi trong năm 2023, khi áp lực từ chi phí nguyên vật liệu giảm bớt.
Để không bị lung lay trước cơn bão giá về nguyên liệu trên thế giới xảy ra bất ngờ, thị trường sữa Việt cần chuyển mình sang xây dựng các trang trại theo hướng hiện đại hóa, phát triển theo xu hướng xanh bền vững và đa dạng sản phẩm.
2. Tham vọng cạnh tranh trong tăng trưởng của các ông lớn ngành sữa
Theo nhiều đơn vị dự báo, năm nay sẽ tiếp tục là một năm đầy thách thức đối với thị trường sữa Việt Nam khi tiêu thụ kênh nội địa đang đối mặt tình trạng suy giảm do tình hình kinh tế gặp nhiều khó khăn. Trong khi nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng tại các thị trường xuất khẩu có vẻ không đủ bù đắp cho thị trường trong nước.
Khó khăn vĩ mô có thể khiến nhu cầu tiêu thụ sữa tăng chậm lại từ đó khiến doanh thu sẽ tăng trưởng chậm theo. Theo đánh giá của Vinamilk, các đối thủ cạnh tranh trong thị trường sữa đang có những động thái khiến thị phần của Vinamilk ở một số phân khúc sản phẩm dần bị đe dọa, vì thế công ty sẽ phải cân nhắc khi tăng giá bán sản phẩm.
Năm 2023, giá sữa nguyên liệu dự báo sẽ quay về vùng giá của năm 2021, là điều kiện để biên lợi nhuận của Vinamilk tăng trưởng trở lại. Tuy nhiên, công ty cũng sẽ phải lên kế hoạch điều chỉnh giá thu mua sữa tươi từ nông trại và chi phí bao bì thêm từ 1,5%-5% để mức lợi nhuận gộp sẽ tăng trở lại tuy nhiên với tốc độ chậm.
Theo Báo cáo thường niên vừa mới được công bố, giai đoạn 2022-2026, Vinamilk dự kiến nới rộng thị phần lên thêm 0,5%, để đạt mức 56% và doanh thu thêm 5% để đạt 64.070 tỷ đồng mặc dù bức tranh kinh doanh của hãng vẫn còn đang phải đối mặt nhiều khó khăn. Mục tiêu xa hơn, Vinamilk kỳ vọng sẽ đạt 86.200 tỷ đồng trên tổng doanh thu và 16.000 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế vào năm 2026, đồng thời đạt mục tiêu chiếm hơn 63% doanh số toàn thị trường sữa.
Trong khi đó, một ông lớn khác – TH Milk lại đang tập trung phát triển, tiên phong đi đầu trên con đường chuyển đổi xanh.
Chiến lược Tập đoàn TH đề ra cho mục tiêu cắt giảm phát thải khí nhà kính bắt đầu từ việc thông qua các sáng kiến, sáng tạo trong việc chuyển đổi cũng như việc sử dụng các công nghệ xanh tiên tiến trong việc quản lý năng lượng hiệu quả tại các nhà máy của TH, đồng thời sử dụng các loại năng lượng tái tạo…
Theo đó, Tập đoàn cũng đề ra mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính trực tiếp tại trang trại và nhà máy, trung bình đạt 15%/năm ở phạm vi phát thải khí nhà kính trực tiếp. Kết quả, với rất nhiều giải pháp đồng bộ và hành động quyết liệt, trong năm 2022, hệ thống trang trại của TH đã thành công giảm phát thải trung bình hơn 20%/đơn vị sản phẩm và vượt kế hoạch đề ra.
Xem thêm:
Tư vấn xây dựng nhà máy chế biến sản xuất sữa tiêu chuẩn GMP