Thị trường mỹ phẩm Châu Á Thái Bình Dương được biết đến là thị trường tạo ra doanh thu cao nhất thế giới, với dự báo đạt khoảng 129 tỷ USD vào năm 2020 (Statista, 2020). Tuy nhiên, do ảnh hưởng từ đại dịch covid, vào năm 2020 thị trường mỹ phẩm toàn cầu ước tính thu hẹp khoảng 8% so với năm trước đó và thị trường mỹ phẩm Việt Nam cũng không ngoại lệ.
I, Tổng quan thị trường mỹ phẩm thế giới
Thị trường mỹ phẩm Châu Á Thái Bình Dương được biết đến là thị trường tạo ra doanh thu cao nhất thế giới, với dự báo đạt khoảng 129 tỷ USD vào năm 2020 (Statista, 2020). Theo đó, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc được xếp vào nhóm dẫn đầu khu vực về thị trường mỹ phẩm và làm đẹp.
Biểu đồ dưới đây cho thấy sự phân bổ giá trị của thị trường mỹ phẩm toàn cầu theo khu vực địa lý từ năm 2014 đến năm 2020. Thị trường Tây Âu là thị trường mỹ phẩm lớn thứ hai trên thế giới, sau Châu Á Thái Bình Dương, với khoảng 26% thị phần vào năm 2020.
Do ảnh hưởng từ đại dịch covid, vào năm 2020 thị trường mỹ phẩm toàn cầu ước tính thu hẹp khoảng 8% so với năm trước đó.
II. Tổng quan thị trường mỹ phẩm Việt Nam
Nếu so sánh toàn cầu, thị trường mỹ phẩm của Việt Nam có quy mô tương đối nhỏ, nhưng đang tăng trưởng nhanh chóng do cầu thị trường và mức độ chi tiêu của người tiêu dùng ngày càng lớn.
1. Thương hiệu nước ngoài chiếm lĩnh thị trường Việt
Với bất cứ sản phẩm nào,thương hiệu luôn là một sự đảm bảo đối với người tiêu dùng cả về chất lượng cũng như thể hiện đẳng cấp tiêu dùng. Đối với Mỹ phẩm cũng vậy, bên cạnh việc giải quyết nhu cầu có thật trong cuộc sống ,việc sử dụng mỹ phẩm đối với nhiều người còn mang một tính chất khác, đó chính là đẳng cấp. Theo một cuộc khảo sát được thực hiện vào tháng 1 năm 2020 về các thương hiệu làm đẹp được người tiêu dùng nữ tại Việt Nam sử dụng nhiều nhất, 55% người được hỏi cho biết họ đã sử dụng sản phẩm của Nivea, tiếp theo là 51% người được hỏi khẳng định rằng họ đã sử dụng sản phẩm của Pond's và 37 phần trăm những người được hỏi đã tuyên bố rằng họ đã sử dụng các sản phẩm của The Face Shop.
Thị trường mỹ phẩm Việt Nam đang bị chiếm lĩnh rất nhiều bởi các thương hiệu nước ngoài. Trong một cuộc khảo sát về việc sở hữu các sản phẩm chăm sóc da của nước ngoài, 56% số người được hỏi cho biết rằng họ sở hữu các sản phẩm làm đẹp của Hàn Quốc, tiếp theo là 31% số người được hỏi khẳng định rằng họ sở hữu các sản phẩm chăm sóc da của Nhật Bản. Hơn nữa, khi hỏi người tiêu dùng về khả năng cạnh tranh của sản phẩm Việt Nam so với thế giới, sản phẩm làm đẹp được xếp ở vị trí cuối cùng.
2. Sự chuyển mình trong hành vi tiêu dùng và mức độ chi tiêu
Phụ nữ vốn được mệnh danh là phái đẹp, chính vì vậy mà đây chính là nguồn khách hàng chủ yếu và tiềm năng nhất mà các hãng mỹ phẩm đều nhắm đến. Đi đôi với sự nâng cấp về học thức, tầm hiểu biết thì việc giữ gìn và chăm sóc sắc đẹp ngày càng được quan tâm và có một vai trò rất quan trọng. Theo một cuộc khảo sát về các mặt hàng chăm sóc da phổ biến nhất mà người tiêu dùng nữ ở Việt Nam sở hữu tính đến tháng 1 năm 2020, 89% người được hỏi cho biết họ sở hữu sữa rửa mặt. Tiếp theo là 67% người được hỏi khẳng định rằng họ sở hữu kem chống nắng. .
Thống kê cho thấy kết quả của một cuộc khảo sát được thực hiện vào tháng 1 năm 2020 về mức chi tiêu hàng tháng cho mỹ phẩm trang điểm của người tiêu dùng nữ tại Việt Nam. Trong thời gian được khảo sát 20% phụ nữ cho biết họ đã chi từ 300 nghìn đến 500 nghìn đồng Việt Nam (VND), tiếp theo là 18% chị em cho rằng họ đã chi từ 200 nghìn đến 300 nghìn đồng cho mỹ phẩm trang điểm.
Thống kê cho thấy kết quả của một cuộc khảo sát được thực hiện vào tháng 1 năm 2020 về mức chi tiêu hàng tháng cho mỹ phẩm chăm sóc da của người tiêu dùng nữ tại Việt Nam. Trong thời gian được khảo sát, 21% số người được hỏi cho biết chi từ 200 nghìn đến 300 nghìn đồng Việt Nam (VND), tiếp theo là 17% số người được hỏi cho biết chi từ 300 nghìn đến 400 nghìn đồng cho mỹ phẩm chăm sóc da.
Như vậy, với một lượng nhu cầu tương đối lớn của người tiêu dùng, thị trường mỹ phẩm Việt Nam thật sự là một thị trường đầy hấp dẫn với các nhà sản xuất kinh doanh mỹ phẩm nhưng cũng không kém cạnh tranh. Các doanh nghiệp nên xác định chiến lược đầu tư kinh doanh lâu dài bằng việc tập trung vào chất lượng sản phẩm, xây dựng sự uy tín cho thương hiệu từ chính sản phẩm của mình. Và một trong những cách hiệu quả nhất đó chính là xây dựng nhà máy sản xuất mỹ phẩm tiêu chuẩn CGMP ASEAN.
Xem thêm:
Báo cáo thị trường mỹ phẩm và chăm sóc sắc đẹp tại Việt Nam năm 2020
Hình ảnh thực tế các dự án nhà máy mỹ phẩm tiêu chuẩn CGMP ASEAN