Tiếp cận khách hàng luôn là bài toán nan giải của nhiều doanh nghiệp Dược phẩm bởi sự nhạy cảm và khắt khe của người tiêu dùng ngành Dược. Đặc biệt, trong thời đại số hóa 4.0, người mua Dược phẩm lại càng trở nên đề phòng và nhạy bén hơn trước vô số luồng thông tin quảng cáo tràn lan trên thị trường. Vậy làm thế nào để thương hiệu Dược phẩm có thể thành công tiếp cận và chinh phục khách hàng ngành Dược phẩm. Cùng GMPc Việt Nam tìm hiểu về những kênh & cách thức tiếp cận khách hàng Dược phẩm hiệu quả nhất trong bài viết dưới đây!
1. Những kênh tiếp cận khách hàng Dược phẩm hiệu quả nhất
Ngày này có khá nhiều kênh truyền thông đa dạng để nhãn hàng có thể tiếp cận người tiêu dùng. Riêng đối với ngành Dược phẩm, phải kể đến 5 kênh tiếp cận khách hàng dưới đây:
Báo điện tử
Trên những trang báo & kênh thông tin điện tử lớn như: Dân Trí, Kenh14, Afamily,... bạn sẽ luôn tìm thấy các chuyên mục dành riêng cho vấn đề Sức khỏe được hiển thị nổi bật trên giao diện. Đây cũng luôn là kênh thông tin được đông đảo người dân quan tâm, thu hút hàng triệu độc giả tiềm năng với những kiến thức, thông tin đa dạng, chuyên sâu về sức khỏe.
Vì vậy, báo điện tử là một điểm chạm không thể thiếu trong ngành Y Dược, giúp thương hiệu dễ dàng tiếp cận khách hàng dược phẩm thực sự có nhu cầu và khả năng chuyển đổi cao. Một số ưu điểm của Báo điện tử trong việc tiếp cận & thuyết phục khách hàng phải kể đến như:
- Tệp khách hàng tiềm năng: Tiếp cận đông đảo độc giả có vấn đề bệnh lý, có nhu cầu điều trị bệnh hoặc nâng cao sức khỏe. Vì vậy, khả năng chuyển đổi khách hàng tiếp cận được từ báo điện tử là tương đối cao.
- Mức độ uy tín vượt trội: Báo chí luôn là một kênh thông tin được người tiêu dùng đánh giá cao bởi độ chính xác, uy tín. Vì vậy, khi thương hiệu xuất hiện trên báo, thì uy tín của trang báo sẽ trở thành điểm tựa niềm tin của người tiêu dùng đối với thương hiệu.
Các trang báo có lượng tiếp cận lớn nhất về chủ đề sức khỏe hiện nay phải kể đến như: Afamily, Sức khỏe & Đời sống, Dân trí,... Ngoài ra những kênh báo khác cũng giúp thương hiệu tiếp cận sâu hơn vào từng tệp độc giả đặc trưng. Cụ thể, đối tượng khách hàng trên một số trang báo về sức khỏe như:
- Afamily: Kênh thông tin về Sức khỏe & gia đình với tệp lượng lớn độc giả là phụ nữ.
- Soha News: Kênh thông tin tổng hợp với tệp độc giả đa dạng từ GenZ đến Elder.
- Sức khỏe & Đời sống: Cơ quan ngôn luận Bộ Y Tế có mức độ uy tín cao về tệp độc giả phong phú.
- Kenh14: Kênh thông tin về phong cách sống & giải trí với đông đảo độc giả trẻ.
- Cafef & CafeBiz: Kênh thông tin hướng tới tệp khách hàng là những người làm kinh doanh, kinh tế,...
Website
Nghiên cứu của LetsGetChecked đã từng chỉ ra rằng, có tới 65% người tiêu dùng sử dụng Google để tra cứu những thông tin về vấn đề sức khỏe. Và với số lượng hơn internet lên tới hơn 72% tại Việt Nam, có lẽ không khó để thấy được vai trò đặc biệt quan trọng của website và các chiến lược tiếp thị trên website trong Marketing Dược phẩm.
Website ngày nay không chỉ là kênh truyền thông quan trọng giúp thương hiệu tiếp cận khách hàng Dược phẩm trên môi trường internet mà còn là kênh phân phối, bán hàng trực tuyến rất hữu ích hiện nay. Đặc biệt, website là bộ phận không thể thiếu khi xu hướng tìm kiếm thông tin và mua hàng qua mạng ngày càng phổ biến trong ngành Dược phẩm.
Vậy thương hiệu có thể sử dụng website như thế nào để tiếp cận khách hàng hiệu quả nhất?
- SEM (SEO & Paid Search): SEM và SEO là những kỹ thuật quan trọng để đưa website của bạn hiển thị lên top đầu kết quả tìm kiếm khi khách hàng tìm thông tin trên SERP (các công cụ tìm kiếm).
- Content Marketing: Không chỉ thu hút traffic bằng SEO, thương hiệu cũng cần có những nội dung hấp dẫn, thu hút về sức khỏe để thu khách khách hàng đến với website và ra quyết định mua.
- Google Adword: Quảng cáo trên Google giúp website của bạn nhanh chóng tiếp cận tới khách hàng tiềm năng hơn so với SEO và SEM.
Ngoài ra, Website Marketing cũng có thể được kết hợp với các chiến dịch Email Marketing, Social Media,... để thu hút traffic về web, đồng thời tích hợp các tính tăng thương mại điện tử để đáp ứng nhu cầu mua thuốc online của người tiêu dùng.
Mobile App
Ứng dụng di động là một trong những hướng đi mới trong việc tiếp cận khách hàng dược phẩm. Sự phát triển mạnh mẽ của các App sức khỏe như: Sức khỏe Việt Nam, eDoctor, Apple Health, We Do Pulse, Jio Health,... cho thấy người tiêu dùng đang ngày càng chủ động hơn trong việc theo dõi sức khỏe hằng ngày. Nắm bắt xu hướng này, một số nhãn hàng Y Dược cũng đã gia nhập đường đua Mobile App, điển hình như FPT Long Châu, Medlatec,...
Để tiếp cận khách hàng Mobile App, doanh nghiệp có thể đi theo hai hướng chính là sử dụng quảng cáo trên các ứng dụng sức khỏe phổ biến hoặc tạo các ứng dụng về chăm sóc sức khỏe riêng biệt. Tuy nhiên, việc xây dựng và vận hành một ứng dụng di động về sức khỏe đòi hỏi nguồn kinh phí lớn, nhiều nhân sự và mất thời gian dài để người tiêu dùng làm quen.
Social Media
Mạng xã hội là kênh truyền thông giúp tiếp cận khách hàng dược phẩm ở nhiều phân khúc đa dạng về độ tuổi, giới tính, thu nhập,.... Hiện nay, ba trang mạng xã hội được sử dụng nhiều nhất trong ngành Dược phẩm là Facebook và TikTok cùng mạng xã hội video Youtube.
Facebook
- Số người dùng hoạt động hàng tháng: 2,91 tỷ
- Nhóm tuổi lớn nhất: 25-34 (31,5%)
- Giới tính: 43% nữ, 57% nam
Youtube
- Số lượng người dùng hoạt động hàng tháng: hơn 2 tỷ
- Nhóm tuổi lớn nhất: 15-35 (phạm vi tiếp cận cao nhất)
- Giới tính: 46% nữ, 54% nam
TikTok
- Số lượng người dùng hoạt động hàng tháng: 1 tỷ
- Nhóm tuổi lớn nhất: 25-34 (40.05%), 18-24 (37.86%)
- Giới tính: 61% nữ, 39% nam
Tiếp cận khách hàng Dược phẩm qua mạng xã hội có một số ưu điểm vượt trội như:
- Khả năng tương tác với khách hàng cao: Mạng xã hội có nhiều tính năng chia sẻ, tương tác đa dạng cho phép thương hiệu tiếp xúc gần gũi hơn với người tiêu dùng.
- Tiếp cận lượng lớn người dùng: Tính đến đầu năm 2022, số lượng người dùng mạng xã hội tại Việt Nam đã lên tới hơn 77 Triệu người. Như vậy không khó để thấy được lượng khách hàng đầy tiềm năng mà các thương hiệu Dược có thể tiếp cận qua mạng xã hội.
- Chi phí thấp và có thể thực hiện bất cứ lúc nào: Doanh nghiệp có thể xây dựng và phát triển kênh mạng xã hội bất cứ lúc nào bằng những hoạt động miễn phí như: Content Marketing, xây dựng cộng đồng, tạo sự kiện,...
- Mức độ lan tỏa thông tin nhanh chóng: Thông điệp trên mạng xã hội có thể được lan tỏa một cách nhanh chóng, mọi lúc, mọi nơi, mang lại độ phủ mạnh mẽ cho các chiến dịch truyền thông.
Tuy nhiên, khi sử dụng mạng xã hội là kênh tiếp cận khách hàng, thương hiệu cũng cần lưu ý về những rủi ro có thể xảy ra. Đặc biệt là nguy cơ về khủng hoảng truyền thông có thể bùng nổ bất cứ lúc nào, khủng hoảng của thương hiệu Nguyên Xuân (Dược Hoa Linh) với KOL Hà Linh là một trong những ví dụ điển hình. Ngoài ra, việc xây dựng mạng xã hội cũng đòi hỏi thời gian và khả năng sáng tạo nội dung thu hút, bởi môi trường mạng xã hội cũng có mức độ cạnh tranh rất cao.
Influencer
Xu hướng sử dụng Influencer để tiếp cận khách hàng Dược phẩm đang ngày càng trở nên phổ biến hơn. Đặc biệt sự xuất hiện của những của Influencer đặc biệt như bác sĩ, chuyên gia y tế hay chính bản thân người dùng sản phẩm.
Việc sử dụng những Influencer này mang lại khá nhiều lợi ích cho thương hiệu Dược phẩm, đặc biệt là sức ảnh hưởng & khả năng thuyết phục người tiêu dùng. Khách hàng tin tưởng nhiều hơn vào tiếng nói của người nổi tiếng, chuyên gia y tế hoặc những người đã từng sử dụng sản phẩm. Tuy nhiên việc sử dụng người nổi tiếng cũng tiềm ẩn những rủi ro, vì danh tiếng thương hiệu sẽ bị ảnh hưởng bởi danh tiếng của người đại diện.
Bạn có thể tham khảo chiến lược sử dụng influencer từ một số chiến lược nổi bật như: Otiv và Sơn Tùng MTP, Berocca và Isaac cùng loạt Hot tiktoker, Calcium Corbiere cùng Đông Nhi, MC Hoàng Oanh cùng hot mom nổi tiếng,...
2. Những hướng tiếp cận khách hàng dược phẩm hiệu quả
Một số cách thức dưới đây sẽ giúp thương hiệu Dược phẩm dễ dàng tiếp cận và chinh phục niềm tin của người tiêu dùng hơn.
Khai thác câu chuyện nhân vật
Sự đồng cảm là một trong những khía cạnh tâm lý rất quan trọng mà doanh nghiệp có thể khai thác để tiếp cận khách hàng dược phẩm. Những người bệnh luôn mong muốn tìm kiếm những câu chuyện có sự tương đồng, thấu hiểu. Vì vậy, doanh nghiệp có thể sử dụng câu chuyện nhân vật của các bệnh nhân, khách hàng trong chiến lược marketing để dễ dàng tiếp cận độc giả hơn. Một số chiến lược đã khai thác hiệu quả hình thức này như: Khúc ca yêu cuộc đời - Cumar Gold, Giá như tôi biết điều này sớm hơn - Fitobimbi, Giảm nhanh cơn đau, không gây buồn ngủ - Panadol Extra,...
3. Xây dựng thương hiệu bác sĩ, chuyên gia y dược
Doanh nghiệp có thể tiếp cận khách hàng dược phẩm thông qua hình ảnh của bác sĩ, chuyên gia y tế có uy tín làm đại diện cho thương hiệu. So với thương hiệu doanh nghiệp, một thương hiệu mang tính chất cá nhân hóa sẽ dễ dàng tiếp cận và chiếm được lòng tin của người tiêu dùng hơn. Từ đó uy tín của bác sĩ sẽ bảo chứng cho uy tín của thương hiệu Dược phẩm.
Chiến lược xây dựng thương hiệu bác sĩ thường tập trung những câu chuyện mang tính nhân văn, truyền cảm hứng, từ đó tăng cảm tình của người đọc đối với bác sĩ: hành trình sự nghiệp, những dự án nhân ái, những hoạt động vì cộng đồng của bác sĩ,...
PR về giải thưởng chuyên môn, thành tựu
Khẳng định chuyên môn, chất lượng dược phẩm, hiệu quả của công nghệ điều trị,.... với các bài viết PR về các giải thưởng, thành tự khoa học, công nghệ điều trị mới,... Đây là một trong những yếu tố quan trọng để thuyết phục niềm tin của người tiêu dùng đối với thương hiệu Dược phẩm.
Tăng cường tính cá nhân hóa trong marketing
Sức khỏe là một lĩnh vực có đặc tính cá nhân hóa rất cao. Vì vậy, khi nội dung tiếp thị của thương hiệu càng có mức độ cá nhân hóa cao thì khả năng thuyết phục người tiêu dùng càng lớn. Tính cá nhân hóa trong marketing có thể được thể hiện trong Email Marketing, Content Marketing trên Social và Website, Mobile App.
Nhãn hàng có thể tăng cường tính cá nhân hóa trong marketing dược theo những concept như:
- Cá nhân hóa theo chân dung khách hàng: Sáng tạo nội dung theo từng nhóm độ tuổi, giới tính, thu nhập,...
- Cá nhân hóa theo hành trình mua hàng
- Cá nhân hóa theo từng khách hàng: Sử dụng các dữ liệu về khách hàng để gửi các thông điệp tiếp thị riêng biệt.
- Cá nhân hóa theo từng cấp độ thân thiết khách hàng: Xây dựng chiến lược nội dung riêng cho từng nhóm khách hàng: Khách chưa biết đến thương hiệu, khách hàng mới biết đến thương hiệu, khách hàng từng sử dụng dịch vụ, khách hàng thân thiết...
Để tiếp cận khách hàng dược phẩm đòi thương hiệu phải nắm bắt chính xác những kênh truyền thông phù hợp với các góc độ tâm lý của khách hàng để xây dựng những thông điệp phù hợp. Hi vọng bài viết của GMPc Việt Nam đã giúp bạn tìm được hướng tiếp cận khách hàng ngành Dược phẩm hiệu quả nhất.
Top 10 công ty Dược phẩm uy tín năm 2023 và triển vọng ngành năm 2024
Chiến lược phát triển ngành Dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2045
Nghiên cứu thị trường sữa Việt Nam năm 2024