I. Sự cần thiết của việc lập dự án đầu tư xây dựng nhà máy mỹ phẩm
Lập dự án đầu tư là việc xây dựng và trình bày một cách chi tiết có hệ thống các hoạt động và chi phí theo một kế hoạch để đạt được những kết quả và thực hiện được những mục tiêu nhất định trong tương lai. Đơn vị tư vấn lập dự án đầu tư sẽ tính toán lợi ích kinh tế của các dự án bằng cách sử dụng các phương pháp được quốc tế chấp nhận. Chính vì vậy công đoạn lập dự án đầu tư xây dựng có vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng nhà máy sản xuất mỹ phẩm thành công.
a. Đối với chủ đầu tư
• Dự án đầu tư là một cơ sở quan trọng nhất để nhà đầu tư quyết định có nên tiến hành đầu tư dự án nhà máy sản xuất mỹ phẩm hay không.
• Dự án đầu tư là hồ sơ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định và Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư cho dự án.
• Dự án đầu tư là công cụ để tìm đối tác trong và ngoài nước liên doanh bỏ vốn đầu tư cho dự án.
• Dự án đầu tư là phương tiện để chủ đầu tư thuyết phục các tổ chức tài chính tiền tệ trong và ngoài nước tài trợ hoặc cho vay vốn.
• Dự án đầu tư là cơ sở để xây dựng kế hoạch thực hiện đầu tư, theo dõi, đôn đốc và kiểm tra quá trình thực hiện dự án.
• Dự án đầu tư là căn cứ quan trọng để theo dõi đánh giá và có điều chỉnh kịp thời những tồn tại, vướng mắc trong quá trình thực hiện và khai thác công trình.
• Dự án đầu tư là căn cứ quan trọng để soạn thảo hợp đồng liên doanh cũng như để giải quyết các mối quan hệ tranh chấp giữa các đối tác trong quá trình thực hiện dự án.
b. Đối với các đối tác ngân hàng
• Dự án đầu tư là căn cứ quan trọng để các cơ quan này xem xét tính khả thi của dự án, từ đó sẽ đưa ra quyết định có nên tài trợ cho dự án hay không và nếu tài trợ thì tài trợ đến mức độ nào để đảm bảo rủi ro ít nhất cho nhà tài trợ.
c. Đối với các cơ quan quản lý Nhà nước
• Bộ hồ sơ khi lập dự án đầu tư là tài liệu quan trọng để các cấp có thẩm quyền xét duyệt, chấp thuận chủ trương đầu tư, cấp giấy phép đầu tư.
• Việc chấp thuận chủ trương đầu tư cho dự án là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận về mục tiêu, địa điểm, quy mô, tiến độ, thời hạn thực hiện dự án; nhà đầu tư hoặc hình thức lựa chọn nhà đầu tư và các cơ chế, chính sách đặc biệt (nếu có) để thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất mỹ phẩm
II. Những lưu ý khi lập dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất mỹ phẩm
1. Các Hình thức/Tên gọi khác: Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, Đề xuất dự án đầu tư, Báo cáo nghiên cứu khả thi/Tiền khả thi, Báo cáo dự án đầu tư,....
2. Tùy thuộc Quy mô, Tính chất và Yêu cầu cụ thể của từng Dự án sẽ cần thiết lập Đề xuất với mức độ chi tiết khác nhau (và có tên gọi tương ứng khác nhau)
3. Tuân thủ Luật đầu tư số 61/2020/QH14 ngày 17/06/2020, Nghị định số 31/2021/NĐ-CP ngày 26/03/2021 quy định chi tiết và Hướng dẫn thi hành một số điều của luật đầu tư, Thông tư 03/2021/TT-BKHĐT ngày 09/04/2021
4. Tuân thủ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/06/2014 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xây dựng số 62/2020/QH14 ngày 17/06/2020
5. Mục đích thực hiện: Xin phê duyệt Chủ trương đầu tư, Xin giao đất/Thuê đất xây dựng Nhà máy, Vay vốn Tổ chức tín dụng/Ngân hàng, Kêu gọi đối tác đầu tư,...
III. Quy trình,Thủ tục lập dự án đầu tư xây dựng nhà máy mỹ phẩm
A. Chủ đầu tư dự án chuẩn bị lập hồ sơ chuẩn bị đầu tư theo các nộI dung sau:
1. Nghiên cứu về sự cần thiết phải đầu tư và quy mô đầu tư
2. Tiến hành tiếp xúc, thăm dò thị trường trong nước và ngoài nước để xác định nhu cầu tiêu thụ, khả năng cạnh tranh của sản phẩm, tìm nguồn cung ứng thiết bị, vật tư cho sản xuất; xem xét khả năng về nguồn vốn đầu tư và lựa chọn hình thức đầu tư;
3. Tiến hành điều tra, khảo sát và chọn địa điểm xây dựng
4. Lập dự án đầu tư
5. Gửi hồ sơ dự án và văn bản trình đến người có thẩm quyền quyết định đầu tư, tổ chức cho vay vốn đầu tư và cơ quan thẩm định dự án đầu tư.
B. Hoàn tất dự án theo các nội dung chính như sau:
1. Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (áp dụng đối với dự án lớn, phức tạp phải lập tiền khả thi theo quy định tại Luật đầu tư)
a. Nghiên cứu về sự cần thiết phải đầu tư, các điều kiện thuận lợi và khó khăn.
b. Dự kiến quy mô đầu tư, hình thức đầu tư.
c. Chọn khu vực địa điểm xây dựng và dự kiến nhu cầu diện tích sử dụng đất trên cơ sở giảm tới mức tối đa việc sử dụng đất và những ảnh hưởng về môi trường, xã hội và tái định cư (có phân tích, đánh giá cụ thể).
d. Phân tích, lựa chọn sơ bộ về công nghệ, kỹ thuật (bao gồm cả cây trồng, vật nuôi nếu có) và các điều kiện cung cấp vật tư thiết bị, nguyên liệu, năng lượng, dịch vụ, hạ tầng.
e. Phân tích, lựa chọn sơ bộ các phương án xây dựng.
f. Xác định sơ bộ tổng mức đầu tư, phương án huy động các nguồn vốn, khả năng hoàn vốn và trả nợ, các chỉ số đánh giá hiệu quả kinh tế có liên quan.
g. Tính toán sơ bộ hiệu quả đầu tư về mặt kinh tế – xã hội của dự án.
h. Xác định tính độc lập khi vận hành, khai thác của các dự án thành phần hoặc tiểu dự án (nêu có).
2. Nội dung chủ yếu của báo cáo nghiên cứu khả thi khi lập dự án đầu tư
a. Những căn cứ để xác định sự cần thiết phải đầu tư.
b. Lựa chọn hình thức đầu tư.
c. Chương trình sản xuất và các yếu tố phải đáp ứng (đối với các dự án có sản xuất).
d. Các phương án địa điểm cụ thể (hoặc vùng địa điểm, tuyến công trình) phù hợp với quy hoạch xây dựng (bao gồm cả tài liệu về sự lựa chọn địa điểm, trong đó có đề xuất giải pháp hạn chế tới mức tối thiểu ảnh hưởng đối với môi trường và xã hội).
e. Phương án giải phóng mặt bằng, kế hoạch tái định cư (nếu có).
f. Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ (bao gồm cả cây trồng, vật nuôi nếu có).
g. Các phương án kiến trúc, giải pháp xây dựng, thiết kế sơ bộ của các phương án đề nghị lựa chọn, giải pháp quản lý và bảo vệ môi trường.
h. Tổng mức đầu tư của dự án. Xác định rõ nguồn vốn (hoặc loại nguồn vốn), khả năng tài chính, tổng mức đầu tư và nhu cầu vốn theo tiến độ. Phương án hoàn trả vốn đầu tư (đối với dự án có yêu cầu thu hồi vốn đầu tư). Các chỉ tiêu hiệu quả kinh tế tài chính của dự án.
i. Phương án quản lý khai thác dự án và sử dụng lao động.
j. Phân tích hiệu quả đầu tư tài chính và tác động xã hội.
k. Các mốc thời gian chính thực hiện đầu tư. Thời gian khởi công (chậm nhất), thời hạn hoàn thành đưa công trình vào khai thác sử dụng (chậm nhất).
l. Kiến nghị hình thức quản lý thực hiện dự án.
C. Hồ sơ xin trình duyệt dự án đầu tư
Hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương đầu tư dự án đầu tư do nhà đầu tư đề xuất bao gồm:
a. Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư, gồm cả cam kết chịu mọi chi phí, rủi ro nếu dự án không được chấp thuận;
b. Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư;
c. Tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư gồm ít nhất một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư (đối với nhà đầu tư đã thành lập trên 2 năm); cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu khác chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
d. Dự án đầu tư như đã nêu mục trên.
Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi (Nếu có): Trường hợp pháp luật về xây dựng quy định lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thì nhà đầu tư được nộp báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thay cho đề xuất dự án đầu tư;
đ. Trường hợp dự án đầu tư không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất hoặc tài liệu khác xác định quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư;
e. Nội dung giải trình về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư đối với dự án thuộc diện thẩm định, lấy ý kiến về công nghệ theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ;
g. Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC;
h. Tài liệu khác liên quan đến dự án đầu tư, yêu cầu về điều kiện, năng lực của nhà đầu tư theo quy định của pháp luật (nếu có).
IV. Các yêu cầu về dự án đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất
Để dự án đầu tư có tính khả thi cao thì cần lưu ý những điểm sau:
1. Tính khả thi của dự án: Khi lập dự án đầu tư, người soạn thảo của Chủ đầu tư và/hoặc đơn vị lập dự án đầu tư phải có một quá trình nghiên cứu khảo sát đánh giá tổng thể các yếu tố tác động đến dự án, đặc biệt là các nội dung về công nghệ, tài chính, thị trường sản phẩm và dịch vụ. Từ đó, tính được sơ bộ hiệu quả đầu tư về mặt tài chính của dự án. Khi đã đánh giá được hiệu quả dự án đảm bảo khả thi thì sẽ tiếp tục thực hiện các quy trình tiếp theo để triển khai dự án.
2. Tính thực tiễn dự án Dựa trên các dữ liệu về thị trường liên quan đến hoạt động của dự án để đưa ra các giải pháp thực hiện hoặc tham khảo các đơn vị đã từng thực hiện lập Báo cáo nhiều dự án tương tự để tận dụng kinh nghiệm khi số liệu nghiên cứu thị trường còn hạn chế. Các nội dung liên quan của dự án phải được nghiên cứu xác định trên cơ sở phân tích đánh giá đúng mức các điều kiện và hoàn cảnh có liên quan trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động đầu tư. Có nghĩa là phải phân tích kỹ lưỡng các yếu tố của môi trường vĩ mô và vi mô ảnh hưởng đến quá trình đầu tư, đến sự cần thiết của dự án.
3. Tính pháp lý dự án: Khi lập dự án đầu tư, Chủ đầu tư phải biết được các yếu tố chính sách tác động đến dự án của mình, như Quy hoạch sử dụng đất của dự án (với các dự án có sử dụng đất), hau dự án có nằm trong danh mục có điều kiện?, được khuyến khích của địa phương hay không?... Đảm bảo phải dựa trên cơ sở pháp lý vững chắc, tức là phải nghiên cứu đầy đủ các chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước, của Địa phương cùng các văn bản pháp quy có liên quan đến hoạt động đầu tư.
4. Tính đồng nhất dự án: Dự án đầu tư phải tổng hòa các yếu tố nêu trên, tuân thủ đúng các quy định chung của ngành chức năng về hoạt động đầu tư, đó là quy trình lập dự án, các thủ tục, quy định về đầu tư, …
5. Tính cập nhật: Trong quá trình lập dự án đầu tư xây dựng đóng vai trò quan trọng để đảm bảo dự án luôn thích nghi với sự thay đổi của môi trường kinh doanh, công nghệ, và yêu cầu của thị trường.
Lưu ý: Đối với nhà đầu tư, một dự án đầu tư thành công thì trước hết phải phân tích các chỉ số hiệu quả kinh tế tài chính trước, khi đảm bảo các số liệu đưa ra về mặt tài chính có hiệu quả mới bắt tay vào thực hiện các mục tiêu khác. Hiệu quả tài chính là tiêu chuẩn tổng quát và cũng là mục tiêu cuối cùng mà nhà đầu tư hướng đến. Đây là mục tiêu mà bất kỳ nhà đầu tư nào cũng phải quan tâm trước khi quyết định bỏ vốn ra đầu tư. Tuy nhiên, lập dự án đầu tư được thực hiện trong một thời gian dài, trong tương lai có thể có các yếu tố rủi ro không thể lường hết được, những tác động của yếu tố môi trường, chính sách của nhà nước thay đổi, … và như thế nhà đầu tư có thể gặp những cơ hội thuận lợi hoặc thách thức phải đương đầu mà trước khi đầu tư họ không lường đến hoặc không biết. Vì vậy, trong dự án khi đánh giá hiệu quả tài chính cần thiết phải đưa ra một số yếu tố rủi ro để đánh giá tác động khi thực hiện dự án.
V. Câu hỏi thường gặp về lập dự án đầu tư
1. Lập dự án đầu tư nhà máy GMP để làm gì?
Đầu tư Dự án cần bỏ vốn đầu tư lớn và thực hiện trong một thời gian dài, với kỳ vọng mang lại hiệu quả trong tương lai. Vì vậy, Lập đề xuất dự án đầu tư để hệ thống lại tất cả các ý tưởng, nhu cầu của Dự án đồng thời với việc phân tích tất cả các vấn đề trọng yếu liên quan giúp cho Chủ đầu tư đánh giá toàn diện mọi khía cạnh liên quan đến dự án, từ đó có cơ sở vững chắc tin cậy để đánh giá tính khả thi, hiệu quả mang lại. Không chỉ là Kim chỉ nam cho việc triển khai các bước chi tiết tiếp theo, Báo cáo dự án đầu tư còn là Hồ sơ cần thiết để nộp Cơ quan quản lý nhà nước, Kêu gọi đối tác đầu tư, Vay vốn tổ chức tín dụng,...
2. Các thông tin thiết yếu, quan trọng trong Lập dự án đầu tư?
Các thông tin, Số liệu thiết yếu, quan trọng trong Báo cáo gồm:
(1) Bản vẽ quy hoạch tổng thể phù hợp với Công suất/Sản lượng đầu ra của Dự án và phù hợp với Quy hoạch
(2) Tổng Khái toán chi phí đầu tư toàn dự án bao gồm: Chi phí Xây lắp và Chi phí thiết bị
(3) Tiến độ thực hiện Dự án và Phân kỳ (nếu có).
Ngoài ra, với một dự án tiêu chuẩn GMP, các vấn đề về Công nghệ/Dây chuyền thiết bị cũng cần được phân tích/lựa chọn ngay từ đầu bởi nó liên quan mật thiết đến Chi phí đầu tư và Mặt bằng công nghệ của Dự án
3. Lựa chọn đơn vị tư vấn lập dự án đầu tư nào?
GMPc là Đơn vị tư vấn tiên phong sáng tạo nên mô hình tư vấn trọn gói các Dự án đầu tư Xây dựng Nhà máy GMP tại Việt Nam. Với 12 năm kinh nghiệm, thực hiện tư vấn thành công hơn 230 Dự án Nhà máy GMP, Đề xuất dự án đầu tư của GMPc được lập trên cơ sở hiểu biết bao quát và sâu sắc về: Thị trường ngành, Công nghệ sản xuất, Thị trường thiết bị, Hoạt động vận hành của một Nhà máy GMP,....Báo cáo Dự án đầu tư của GMPc lu ôn được đánh giá cao theo các tiêu chí 3T: Thực tiễn - Thuyết phục - Thống nhất .
Các dự án tư vấn lập báo cáo đầu tư tiêu biểu:
Dự án: Trung tâm khoa học công nghệ Dược và nhà máy ứng dụng sản xuất dược phẩm đạt tiêu chuẩn EU GMP - Công ty CP Dược Trung ương Mediplantex
Dự án: Tổng Kho bảo quản dược phẩm tiêu chuẩn GSP - Công ty CP Dược Phẩm Thiết bị y tế HN (Harphaco)
Dự án: Tổng kho dược phẩm kiêm Trung tâm phân phối dược phẩm - Công ty CP Logistics Hàng không
Dự án: Nhà máy sản xuất mỹ phẩm CGMP ASEAN và TPBVSK HS GMP - Công ty TNHH Đầu tư Thương Mại Venus
Hơn 12 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn "Lập dự án đầu tư " và tư vấn trọn gói xây dựng nhà máy GMP, GMPc Việt Nam tự tin và hy vọng mang lại những giá trị thiết thực, hiệu quả đóng góp vào sự thành công của Dự án! Thông tin liên hệ: